Giai đoạn quý II,III/ 2007

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 38)

Sau 3 tháng liên tục giảm thì bước sang tháng thứ 4 của năm 2007, tỷ giá có xu hướng tăng và sự tăng giá này của đồng USD kéo dài đến tận tháng 9. So sánh sự tăng giá của đồng USD trong từng tháng với nhau thì tháng 4, tỷ giá tăng 0,1 %, tháng 5 tăng 0,2%, tháng 6 tăng 0,3%, tháng 7 tăng 0,2%, tháng 8 tăng 0,16%, tháng 9 tăng 0,57%. Mức tăng của tỷ giá trong giai đoạn này cũng không quá nhiều, chỉ tăng đột biến vào giai đoạn cuối quý 3. Tỷ giá trong tháng 4,5 chỉ xoay quanh mốc 16.000 VND, bước sáng tháng 6, đồng USD tăng lên mức trên 16.100 VND và tương đối ổn định trong tháng 7 và nửa đầu tháng 8. Đến thời điểm giữa tháng 8, tỷ giá giá USD bất ngờ tăng đột biến. Ngày 15/8, tỷ giá

bình quân LNH đã lên mức 16.173 VND; các NHTM cũng bán ra mức 1 USD = 16.213 VND. Còn trên thị trường tự do, để mua 1 USD, doanh nghiệp hoặc người dân phải cần tới 16.290 VND. So với thời điểm đầu năm, tỷ giá của các NHTM đã tăng khoảng 0,98%, sát với mức 1% mà NHNN dự kiến cho cả năm 2007. Còn so với mức tăng bình quân 10 VND/tháng trong những tháng gần đó, tỷ giá đã có một bước đột biến. Sau khi đạt đến đỉnh điểm vào ngày 15/8/2007, tỷ giá các NHTM bán ra và trên thị trường tự do còn tiếp tục cao trong những ngày đầu tháng 9 sau đó dần đi vào ổn định xung quanh mức tỷ giá 16.100 VND.

Nguyên nhân tỷ giá USD/VND tăng trong giai đoạn này được cho là trong 5 tháng đầu năm, NHNN liên tục thực hiện việc mua vào lượng USD dư thừa trên thị trường ngoại tệ, khiến cho tỷ giá tăng. Mục tiêu của chính phủ năm 2007 là làm cho đồng VND mất giá khoảng 1 % so với đồng USD nhưng đồng VND trong quý 1 không những không giảm mà còn tăng tới 0,4%, nhập khẩu trong quí 1 lại tăng đột biến đã làm cho thâm hụt cán cân ngoại thương trở nên trầm trọng hơn. Áp lực trên buộc NHNN phải bỏ tiền đồng ra để hút lượng USD dư thừa trên thị trường. Theo ước tính của ngân hàng thế giới, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam trong quý 1 tăng khoảng 3 tỷ USD. Lượng ngoại tệ trên thị trường bị hút vào khiến cho tỷ giá có xu hướng tăng trong thời kì này. Trong giai đoạn này, lãi suất huy động USD của một loạt các NHTM tăng từ 0,1%-0,6% lên mức 4,65%-5,5% cho thấy cầu tín dụng ngoại tệ lại tăng cao hơn vốn ngoại tệ do nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán của các doanh nghiệp nhập khẩu, vì vậy mà gây tác động làm tăng tỷ giá.

Từ đầu tháng 03/2007, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán bắt đầu đợt điều chỉnh giảm và kéo dài đến gần cuối tháng 04/2007. Do ảnh hưởng của Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, giá cổ phiếu trên thị trường giảm khá mạnh và giao dịch hết sức trầm lắng. Bên cạnh đó, sự lo ngại về một lượng cung lớn từ các đợt IPOs vào các tháng cuối năm cũng khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn và có tâm lý chờ đợi các đợt IPOs. Một lượng tiền khá lớn của các nhà đầu tư nước ngoài đang chờ đợi giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm để mua vào cũng như chờ các đợt IPOs mới nên tạm thời chưa giải ngân. Điều này làm giảm đáng kể lượng cung USD. Vì vậy mà lượng cung USD trên thị trường giảm trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w