Kiến nghị với NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 85)

• Đối với NHNN:

Về điều hành cơ chế tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối.

- NHNN cần tiếp tục duy trì chế độ tỷ giá VND/USD thả nổi có quản lý một cách linh hoạt để đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng XK Việt Nam, cải thiện tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường và góp phần làm gia tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia .Đứng từ góc độ quản lý ngoại hối – NHNN một mặt phải củng cố tiến tới hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với đúng nghĩa là một thị trường thực sự làm cơ sở xác định tỷ giá bình quân liên ngân hàng sát với cung - cầu ngoại tệ trên thị trường; mặt khác NHNN vẫn cần duy trì chế độ tỷ giá VND/USD thả nổi có quản lý như hiện nay. Về lâu dài, NHNN nên dỡ bỏ biên độ dao động và trực tiếp ấn định tỷ giá, mà chỉ can thiệp trên thị trường ngoại hối thông qua việc thiết lập và sử dụng Quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia, để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế, đồng thời chuyển hướng sang sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết thị trường ngoại tệ.

- NHNN cần phải có những điều chỉnh hợp lý tỷ giá tính thuế XK và NK sao cho có tác động tích cực đến việc XNK.

Về chính sách lãi suất.

NHNN nên đẩy nhanh và hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất thoả thuận để tác động đến NHTM có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại

tệ để có thể thu hút được lượng ngoại tệ nhàn rỗi trong dân cư nhằm tác động đến tỷ giá hối đoái.

Đồng thời, tác động đến các NHTM có chính sách lãi suất ưu đãi đối với việc vay vốn của các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng XK.

Về chính sách tín dụng.

Mở rộng tín dụng cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng XK

• Đối với Bộ Tài chính:

Bằng công cụ thuế, Bộ Tài chính có thể can thiệp để tăng khối lượng XK và giảm khối lượng NK.

Bộ Tài chính nên có mức thuế ưu tiên cho các mặt hàng XK, nhất là những mặt hàng chủ lực của Việt Nam như may mặc, giầy dép, gạo, cà phê, linh kiện điện tử… Đồng thời, Bộ tài chính cần đánh thuế cao đối với những mặt hàng NK xa xỉ, không phục vụ thiết yếu cho đời sống, những mặt hàng mà trong nước có khả năng sản xuất… nhằm giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập. Có như vậy, sản phẩm của Việt Nam mới có thể tiếp cận được thị trường, cả trong nước và thế giới.

Bên cạnh đó Bộ Tài chính nên mở rộng việc bán ngoại tệ từ nguồn XK dầu thô cho NHNN để giúp NHNN tăng quỹ dự trữ ngoại tệ và có thể sử dụng để can thiệp vào tỷ giá hối đoái.

• Đối với Bộ Công thương:

Bộ Công thương có thể sử dụng công cụ hạn ngạch XNK để tăng, giảm khối lượng XNK. Nhằm kích thích hoạt động XK và hạn chế hoạt động NK, Bộ công thương nên tăng hạn ngạch XK đối với các mặt hàng chủ lực của Việt Nam và giảm hạn ngạch NK đối với các mặt hàng tư liệu sản xuất và mặt hàng tiêu dùng đã sản xuất được trong nước.

Bộ cũng nên có chính sách phát triển những ngành mới mà Việt Nam có tiềm năng và lợi thế. Thông qua tuyên truyền vận động cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động khai thác tối đa thị trường trong nước, tận dụng tốt các cơ hội mở ra trong hội nhập kinh tế quốc tế để thâm nhập, khai thác thị trường nước ngoài. Tối đa hóa liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia sâu vào các liên kết trong khu vực.

Bộ nên chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tránh phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu và những cú sốc khi giá nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng, đồng thời tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn. Thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như tài chính, tín dụng, khoa học, công nghệ, ngành chế biến nông sản; có chính sách thu hút đầu tư vào các ngành này.

Bộ nên trợ giúp và phát triển mạnh hơn khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách thành lập các trung tâm tư vấn và hỗ trợ với các nhiệm vụ như : tư vấn trực tiếp, cử các chuyên gia và nhà quản lý đến doanh nghiệp, hỗ trợ nghề nghiệp tại chỗ, đánh giá tính khả thi của hoạt động kinh doanh, dịch vụ thông tin và các chương trình đào tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này, thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước và mở rộng xuất khẩu.

3.3.3. Kiến nghị với NHTM

- Các NHTM nên nới rộng việc cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng XK.

- Cho các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi để giúp các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh hàng XK. Đây là một biện pháp quan trọng để tăng kim ngạch và khả năng XK của Việt Nam.

- Đơn giản hoá thủ tục vay vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng XK nhằm giúp các doanh nghiệp tận dụng được thời cơ, phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của thị trường thế giới.

- Phát triển các hình thức tài trợ XK cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Các NHTM cần có các biện pháp thích hợp để thu hút các nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của các doanh nghiệp XK.

- Các NHTM cũng nên có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá đối với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ. Cụ thể:

+ Đa dạng hoá các dịch vụ giao dịch và ngoại tệ trong kinh doanh. Các NHTM ở nước ta mới chỉ phổ biến ở các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi còn các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ tương lai và quyền chọn thi còn rất hạn chế và giới hạn phạm vi giao dịch. Vì vậy, các NHTM cần mở rộng và phát triển hơn nữa những giao dịch này nhằm giúp các doanh nghiệp trong việc tự bảo hiểm các khoản thu chi của mình, tránh rủi ro hối đoái.

+ Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh, một mặt đáp ứng nhu cầu cụ thể về ngoại tệ đó cho khách hàng khiến khách hàng tìm đến ngân hàng thường xuyên hơn, mặt khác sẽ chia sẻ phân tán được rủi ro trong khi tỷ giá của các loại ngoại tệ khác nhau có những biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố không kiểm soát được.

+ NHTM Việt Nam cần chú trọng nâng cao năng lực kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, kịp thời đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về vốn ngoại tệ, cũng như các nghiệp vụ phái sinh nhằm hạn chế rủi ro ngoại hối.

KẾT LUẬN

Từ kết quả phân tích về lý luận và thực tiễn về vấn đề “Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kì hậu WTO”, khoá luận đã hoàn thành một số nội dung sau:

- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá và làm rõ bản chất của tỷ giá hối đoái. Tỷ giá chính là giá cả của một đồng tiền thông qua một đồng tiền khác. Là một loại giá nên tỷ giá phải được hình thành một cách khách quan theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Phân tích được tác động của tỷ giá tới hoạt động XNK (hay cán cân thương mại) thông qua định luật Marshall-Lerner và hiệu ứng tuyến J. Tức là khi tỷ giá tăng (hay phá giá đồng nội tệ), khối lượng XK tăng và khối lượng NK giảm nhưng về hiệu ứng giá cả, giá hàng XK tính bằng ngoại tệ sẽ giảm và giá hàng NK tính bằng nội tệ sẽ tăng, mà hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Do vậy, đã phản ánh được tình trạng cán cân thương mại vẫn thâm hụt khi tỷ giá tăng, trong ngắn hạn cán cân thương mại bị xấu đi ngay lập tức và nó chỉ được cải thiện trong dài hạn.

- Về thực tiễn: Qua việc tập trung phân tích thực trạng diễn biến tỷ giá cũng như tình hình hoạt động XNK trong một giai đoạn từ năm 2007 đến nay của Việt Nam có thể thấy tỷ giá USD/VND biến động liên tục. Tỷ giá nhìn chung là luôn diễn biến theo chiều hướng tăng (tức là đồng Việt Nam thường xuyên bị mất giá) chủ yếu là do mất cân đối cung cầu ngoại tệ và tình trạng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và người dân, nhưng cán cân thương mại của Việt Nam lại luôn ở trong tình trạng thâm hụt mà lẽ ra là chỉ thâm hụt trong ngắn hạn (theo như lý thuyết), còn trong dài hạn khi

hiệu ứng khối lượng trội hơn thì cán cân thương mại phải được cải thiện. Điều này chỉ ra rằng chính sách tỷ giá hối đoái chưa phát huy được vai trò của nó đối với hoạt động XNK của Việt Nam.

Do vậy mà trong phần giải pháp, kiến nghị, bài khóa luận đưa ra các giải pháp để hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái và nâng cao hoạt động XNK của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới như hiện nay.

Hi vọng cùng với sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý vĩ mô, Việt Nam sẽ thực hiện thành công chính sách tỷ giá linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với từng thời kỳ, từ đó đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu vì chính xuất khẩu sẽ tạo tiền đề và điều kiện cho nền kinh tế phát triển không những trước mắt và còn cả cho một thời kỳ chiến lược lâu dài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình tài chính quốc tế; nhà xuất bản Thống kê, 2010

2. GS.NSƯT Đinh Xuân Trình: Giáo trình thanh toán quốc tế, nhà xuất bản Lao động xã hội, 2006

3. Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam năm 2007, 2008

4. Báo cáo kinh tế xã hội năm 2007, 2008, 2009, 6 tháng đầu năm 2010

5. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2007, 2008, 2009, 6 tháng đầu năm 2010 6. Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau 3 năm gia nhập WTO (Bộ Kế hoạch đầu tư, tháng 5 năm 2010)

7. Các trang Web tham khảo:

http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/thi-truong-tai-chinh http://wto.nciec.gov.vn/ http://vneconomy.vn/p6c604/bien-dong-ty-gia/ ----http://www.cib.vn/index.php? option=com_content&task=category&sectionid=16&id=71&Itemid=96 http://www.saga.vn/view.aspx?id=16983 http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/ http://www.ktpt.edu.vn/website/220_kinh-te-the-gioi-2009-va-trien-vong-2010.aspx

http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/ http://www.customs.gov.vn/

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w