Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 84)

Chính phủ cần sớm sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định hiện hành về quản lý ngoại hối. Theo đó tạo sự thông thoáng hơn nữa trong việc tự do hoá thị trường ngoại hối, quy định chặt chẽ hơn về việc thu bán hàng và dịch vụ bằng ngoại tệ.

Chính phủ nên giao quyền chủ động hơn cho NHNN trong việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để can thiệp tỷ giá trên thị trường.

Để hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tỷ giá, để đảm bảo NHNN có thể can thiệp được vào thị trường ngoại hối theo đúng các mục tiêu đã đề ra và nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hướng về XK của đất nước, Chính phủ nên thực hiện các chính sách ưu đãi về tài chính và tín dụng để hỗ trợ các hoạt động XK dựa trên cơ cấu hợp lý.

Về cơ cấu vùng: Trong chiến lược hướng về XK, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu vùng kinh tế và xây dựng các vùng trọng điểm có sản xuất và XK một khối lượng lớn một số sản phẩm XK chính.

Về cơ cấu ngành: Với lợi thế so sánh của Việt Nam về nguồn tài nguyên và lực lượng lao động thì những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguồn lực tự nhiên như: may mặc, giầy dép, đồ gia dụng, lắp ráp cơ khí, điện tử, nông lâm hải sản… cần ưu tiên phát triển thành nhóm ngành XK chủ lực. Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, bao gồm các chính sách hỗ trợ cấp phát vốn đầu tư, chính sách cho vay vốn ưu đãi từ các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ tín dụng XK, đến các chính sách ưu đãi về thuế, chính sách bảo hiểm XK, chính sách trợ cấp để ổn định giá cả vật tư sản xuất

đối với các ngành XK chủ lực như: may mặc, giày dép, đồ gia dụng, lắp ráp cơ khí, điện tử, nông lam hải sản ... Các nhóm ngành hoạt động dịch vụ như phần mềm máy vi tính, vận tải, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, du lịch cần được khuyến khích đầu tư thoả đáng.

Về cơ cấu thành phần kinh tế: Chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề XK như hiệp hội ngành dệt may, cà phê, cao su, gạo,… để phối hợp, hỗ trợ, tăng cường sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế; cho phép các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế được trực tiếp tham gia XK, khuyến khích các trung tâm nghiên cứu thị trường và dịch vụ cung cấp thông tin để hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động XK.

Chính phủ cũng nên có những chính sách cũng khuyến khích kiều bào có trình độ cao và có kinh nghiệm trở về bằng cách tạo cơ hội cho họ khởi sự kinh doanh với việc cấp giấy phép thuận lợi và các ưu đãi, nhờ đó thu hút được nguồn tài sản quan trọng với những thông tin có giá trị và các cơ hội tiếp cận thị trường

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 84)