Giai đoạn quý I/2007

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 37)

Trong những ngày đầu tiên của năm, chính phủ đã đưa ra quyết định mở rộng biên độ tỷ giá. Quyết định này được kí vào ngày 26/12/2006 nhưng đến ngày 3/1/2007, nó mới bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo quyết định số 2554/QĐ-NHNN, biên độ giao dịch tỷ giá giữa VND với USD được nới rộng từ mức +/-0,25% lên +/-0,5% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (LNH) áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN thông báo. Quyết định mở rộng biên độ tỷ giá nhằm đảm bảo cho tỷ giá của các NHTM gần hơn với tỷ giá tự do, và phù hợp hơn với quan hệ cung cầu USD trên thị trường. Trong giai đoạn này, tỷ giá liên tục giảm qua các tháng. Tháng 1 giảm 0,1%, tháng 2 giảm 0,2%, tháng 3 giảm 0,1 % so với tháng trước đó. Tuy nhiên, mức giảm là không nhiều. Đặc điểm của tỷ giá trong giai đoạn này là tỷ giá giao dịch của các NHTM thường thấp hơn so với tỷ giá ngoại tệ LNH và tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do cũng ko quá khác biệt so với 2 loại tỷ giá trên. Có sự ngược chiều trên là do nguồn cung tăng, các NHTM đặt tỷ giá thấp để hạn chế mua vào. Tỷ giá bình quân LNH xoay quanh mức 16.000- 16.100 VND, các NHTM giao dịch dao động quanh mốc 16.000 VND, thậm chí có thời điểm còn xuống thấp hơn 16.000 VND, tỷ giá trên thị trường tự do thì tương đối ốn định chỉ cao hơn tỷ giá của NHTM khoảng 20-50 đồng. Tỷ giá xuống thấp nhất vào ngày 26/2/2007 khi tỷ giá LNH ở mức 16.064 VND, tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức

15.984-15.988 VND, tỷ giá mua bán USD/VND trên thị trường tự do giảm chút ít so với đầu tháng, khoảng 10 đồng, giao dịch ở mức 16.000-16.040 VND.

Nguyên nhân tỷ giá liên tục giảm trong 3 tháng là do lượng USD đổ vào thị trường là tương đối lớn từ nhiều nguồn. Năm 2006, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã đạt kỷ lục cả về lượng vốn đăng ký 10,2 tỷ USD, cả về lượng vốn thực hiện 4,1 tỷ USD. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA năm 2006 cũng đạt kỷ lục về lượng vốn cam kết 4,45 tỷ USD và là năm thứ hai liên tục thực hiện vượt mức kế hoạch 1,81 tỷ USD. Lượng kiều hối (bao gồm của Việt kiều và số tiền do lao động xuất khẩu) gửi về nước cũng tăng rất mạnh, đạt mức khoảng 4,7 tỷ USD nhất là vào thời điểm đầu năm tết nguyên đán. Kim ngạch xuất khẩu trong quý 1 đạt được hơn 3,3 tỷ USD, tăng 7,7 % so với cùng kì năm 2006. Diễn biến trên thị trường chứng khoán rất sôi động khi chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.000 điểm vào ngày 19/01, đạt mức tăng trưởng 38,25% trong tháng 1 và đạt mức cao nhất là 1.170,67 điểm vào ngày 12/3. Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2007, VN-Index tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,41%/tháng và giá trị giao dịch bình quân lên đến hơn 1.000 tỷ đồng/phiên. Thị trường sôi động như vậy kéo theo một lượng lớn nguồn vốn gián tiếp đổ vào thị trường và làm tăng cung USD trên thị trường ngoại hối. Lượng ngoại tệ lớn chảy mạnh vào trong nước đã tạo ra kết quả là tỷ giá USD/VND giảm.

Nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến là do kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục là tiền đề quan trọng để tiền đồng lên giá so với các đồng tiền khác: bình quân năm thời kỳ 1996- 2000 tăng 7%, thời kỳ 2001- 2006 tăng trên 7,6%. Khi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thì đồng tiền lên giá là tất yếu.

Một nguyên nhân khác có thể kể đến là đồng USD lúc đó đang trên đà mất giá so với một loạt các đồng tiền khác trên thế giới nên đồng VND cũng có xu hướng tăng giá so với USD.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w