Giai đoạn quý IV/ 2007

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 39)

Sau khoảng nửa năm tỷ giá có xu hướng tăng và tăng vọt vào thời điểm giữa tháng 8, thì sang những tháng cuối năm, giá đồng USD lại có chiều hướng đi xuống. Tháng 10, 11, 12 giảm tương ứng là 0,6%; 0,3%; 0,19% so với từng tháng trước đó. Trong giai đoạn này, tỷ giá của các NHTM và tỷ giá trên thị trường tự do vẫn thấp hơn so với tỷ giá LNH. Tỷ giá bình quân LNH có xu hướng giảm dần, khoảng 50 VND trong cả quý. So với tỷ giá do

NHNN công bố thì tỷ giá tại các NHTM thấp hơn khoảng 0,5%, cũng là mức tối đa trong biên độ cho phép. Ngày 24/12, NHNN ra quyết định mở rộng biến độ tỷ giá USD/VND từ +/-0,5% lên +/-0,75% với chủ trương tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế thế giới. Từ đó, các NHTM có điều kiện ấn định tỷ giá mua bán linh hoạt, sát hơn với cung cầu trên thị trường. Sau quyết định này của NHNN, tỷ giá của các NHTM ngay lập tức được giao dịch ở mức thấp hơn 0,75% so với tỷ giá LNH, tỷ giá LNH vẫn tiếp tục giảm dần và kết thúc năm 2007 ở mức 16.016 VND.

Nguyên nhân của diễn biến tỷ giá trên được cho là lượng cung USD trên thị trường vào thời điểm cuối năm tăng mạnh.

Thời điểm tháng 9/2007, TTCK phục hồi mạnh mẽ, VN-Index tăng chỉ số VN-Index đã tăng trên 170 điểm. Đáng chú ý là tổng giá trị giao dịch của sàn TP.HCM và sàn Hà Nội có phiên vượt trên 2.000 tỷ đồng. Theo sự phục hồi đó, một lượng vốn lớn đổ vào thị trường, trong đó có những quyết định giải ngân của khối đầu tư nước ngoài. Theo tính toán trong năm 2007, tổng số tiền mà khối ngoại bỏ vào thị trường chứng khoán khoảng 3 tỷ USD, nếu tính cả lượng tiền để đầu tư vào các đợt IPO của các công ty lớn như Bảo Việt, PVFC, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank…thì con số này lên tới 7-10 tỷ USD. Một lượng ngoại tệ lớn được quy đổi sang VND để tham gia đầu tư đã làm tăng cung USD cho thị trường khiến giá USD giảm trong giai đoạn cuối năm 2007. Một nguồn cung nữa đó là tiền kiều hối của Việt kiều, của người Việt Nam đi làm ăn và định cư hay kết hôn ở nước ngoài, người đi xuất khẩu lao động... gửi về cho thân nhân trong nước chi tiêu cuối năm và dịp Tết. Theo ước tính kiều hối chuyển về của năm 2007 đã đạt con số 8 tỷ USD

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn liên tục tăng. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với các cam kết của Việt Nam với các nước trong thành viên WTO và sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng kinh tế đều đặn qua các năm đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài càng tin tưởng vào việc đầu tư làm ăn ở Việt Nam. Theo báo cáo thống kê của bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến cuối năm năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt tới 21,3 tỷ vốn đăng kí và thực hiện được 8 tỷ. Vốn ODA giải ngân đạt được 2,2 tỷ, cao hơn năm 2006 rất nhiều. Dù năm 2007, Việt Nam nhập siêu tới 14,12 tỷ, bằng 29% kim ngạch xuất nhập khẩu, khiến cán cân vãng lai bị thâm hụt nghiêm trọng nhưng cán cân thanh toán vẫn thặng dư do cán cân vốn thặng dư gấp 5,7 lần so với mức thặng dư năm 2006.

Nguyên nhân nữa làm cho cung USD tăng là do lãi suất huy động USD của các NH vẫn tiếp tục tăng, khoảng từ 4,85%-5,1%/ năm trong khi lãi suất tiền đồng khoảng hơn 8%/ năm, giảm từ 0,1-0,3% so với cuối năm 2006 dù Chính phủ có chính sách làm mất giá

đồng VND khoảng 1 % thì đầu tư vào tiền đồng vẫn có lợi hơn. Bởi vậy nhiều người có nguồn USD đã bán đi lấy VND gửi ngân hàng. Bên cạnh đó do lãi suất vay vốn USD thấp, chỉ bằng dưới 1/2 lãi suất vay vốn nội tệ, do đó nhiều doanh nghiệp vay USD sau đó bán đi lấy VND sử dụng. Tất cả các nguyên nhân đó càng làm cho cung ngoại tệ tăng mạnh. Hơn thế nữa, lãi suất USD trên thị trường Mỹ đã được Fed cắt giảm liên tiếp 3 lần và chỉ còn ở mức 4,25 % tại thời điểm cuối năm (thời điểm đầu năm là 5,25%) khiến dòng USD đổ vào Việt Nam càng lớn.

Trong năm tháng đầu năm 2007, NHNN đã hút vào 1 lượng lớn USD để bổ sung vào dự trữ ngoại tệ ( khoảng 7 tỷ USD ) nhằm duy trì ổn định tỷ giá USD, tương đương với cung ứng ra thị trường 150.000 tỷ đồng, chính điều này đã gây ra áp lực lạm phát trong quý 3, quý 4 năm 2007. Chỉ số giá tiêu dùng trong quí IV năm 2007 tăng gần 5% (tháng 10 tăng 0,74%, tháng 11 tăng 1,23% và tháng 12 tăng lên mức cao nhất là 2,91%) khiến cho lạm phát năm 2007 lên tới 12,3%. Vì thế mà đến cuối năm, khi lượng USD trên thị trường dồi dào, NHNN cũng không có động thái mua vào, NHTM cũng đặt giá thấp nhằm hạn chế mua vào để thực hiện mục tiêu giảm lạm phát của chính phủ làm cho lượng USD dư thừa trên thị trường vẫn nhiều, gây tác động làm giảm tỷ giá.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w