Giai đoạn quý II/2008 (1/4/2008 – 30/6/2008)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 43)

Trong tháng 4/2008, tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục tăng lên, để ổn định tỷ giá, NHNN phải bán ngoại tệ can thiệp thị trường. Từ đầu tháng 5 có sự xáo động mạnh trong cung- cầu ngoại tệ trên thị trường. Sau kỳ nghỉ lễ, giá USD bán ra của các NH bất ngờ tăng mạnh thêm 20 VND, đây là đợt biến động mạnh thứ 2 sau đợt biến động mạnh từ 20 đến

31/3. Ở hầu hết các NHTM, giá USD tăng kịch trần, hết biên độ cho phép, ở mức 16.145 VND, trên thị trường tự do, giá bán dao động xung quanh 17.100 – 17.500 VND. Sau đó, tỷ giá liên tục tăng lên những mốc mới. Cuối tháng 5, tỷ giá LNH tăng lên 16.060 VND, tỷ giá của các NHTM ở mức 16.212 VND. Tính toán của Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, trong tháng 5, giá USD tính theo VND đã tăng mạnh với 1,02% so với tháng trước đó.

Nguyên nhân của đợt biến động này là do tâm lý lo sợ sự mất giá của VND, dẫn đến tình trạng găm giữ ngoại tệ để đầu cơ của người dân và doanh nghiệp. Mặc dù NHNN đã ban hành cơ chế mới về điều hành lãi suất, nâng lãi suất cơ bản từ 8,75%/năm lên 12%/năm vào tháng 5, rồi sau đó tăng lên 14%/năm vào tháng 6, nhưng việc áp dụng trần lãi suất làm cho các NHTM không thể tăng lãi suất lên, lãi suất thực âm, lượng tiền huy động giảm sút như vậy làm trầm trọng hơn vấn đề lạm phát vì không thể hút tiền từ trong lưu thông về trong tình hình lạm phát cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2008 so với tháng 12/2007 đã tăng lên hai chữ số là 11,6%; gần bằng tốc độ của cả năm 2007 (12,63%). Lạm phát tháng 5 tiếp tục tăng 3,91%, cao nhất kể từ đầu năm đến nay, đẩy chỉ số tiêu dùng trong 5 tháng đầu năm lên đến 15,96%. Với tốc độ tăng giá tiêu dùng đã lên đến 15,96% trong 5 tháng đầu năm, tức là tăng trên 3%/tháng, trong khi lãi suất tiết kiệm chỉ khoảng trên dưới 1,2%/tháng, nghĩa là tốc độ tăng giá tiêu dùng cao gấp 2,5 lần lãi suất tiết kiệm dẫn đến lãi suất tiền gửi thực bị âm. Tâm lý lo sợ đồng VND mất giá khiến người dân không muốn gửi tiền vào NH mà chuyển sang các phương tiện cất trữ khác như vàng hay USD dẫn đến cầu USD trên thị trường tăng cao.

Cũng trong 5 tháng đầu năm 2008, thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam lên tới 13,47 tỷ USD. Trước tình hình đó, NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá hối đoái để hạn chế tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, thông qua tác động làm giảm giá trị đồng nội tệ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá USD bình quân LNH từ mức 16.139 VND áp dụng cho ngày 10/6/2008 lên mức 16.461 VND áp dụng cho ngày 11/6/2008. Sau đợt điều chỉnh này, tỷ giá USD trên thị trường đã bước vào một đợt tăng mới và đỉnh điểm là ngày 18/6 khi tỷ giá USD của các NHTM lên tới 19.500 VND, cao hơn 2.600VND so với mức giá trần, còn trên thị trường tự do thì tỷ giá cao hơn từ 100- 150 VND. Trước tình hình căng thẳng trên thị trường ngoại tệ, NHNN đã công bố mức dữ trữ ngoại hối của Việt Nam là 20,7 tỷ USD. Điều này đã làm cho tình trạng căng thẳng tỷ giá trên thị trường giảm bớt. Sau khi đạt đỉnh vào ngày 18/6, tỷ giá đã dịu lại. Ngày 27/6, NHNN đã có quyết định nới rộng biên độ tỷ giá từ mức +/- 1% lên mức +/-2%, kèm theo đó, NHNN cũng buộc các TCTD phải mua bán tỷ giá đúng với giá NHNN công bố cộng thêm biên độ +/-2%, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các bàn thu đổi ngoại tệ, vì vậy mà tỷ

giá đã giảm mạnh và chỉ dao động quanh mức 16.400 VND ở các NHTM và 17.500 VND ở trên thị trường tự do trong những ngày sau đó.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦAVIỆT NAM THỜI KÌ HẬU WTO (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w