0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005

Một phần của tài liệu TÊN DỀ TÀI: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ TÀI SẢN THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP (Trang 29 -29 )

6. Bố cục của đề tài

1.4.3.2 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005

Qua gần 10 năm thi hành các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 thì với sự phát triển của các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp nên dẫn đến việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự đã bộc lộ ra nhiều vướng mắc cần phải khắc phục. Chính vì như vậy, Bộ luật dân sự năm 2005 đã được ra đời nhằm kế thừa và phát huy những quy định còn phù hợp với thực tiễn hiện tại thời bấy giờ của Bộ luật dân sự năm 1995. Đồng

29

thời, Quốc hội còn tiến hành sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 mà không còn phù hợp với quy luật của thực tiễn.

Bộ luật dân sự năm 2005 đã được Quốc hội khóa XI ban hành vào ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 với mục đích là thay thế Bộ luật năm 1995, với định hướng chung là Bộ luật dân sự năm 2005 trở thành luật chung, là cơ sở để các luật chuyên ngành khác lấy làm căn cứ để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, tạo thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ khi áp dụng pháp luật vào việc điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng30. Bộ luật dân sự năm 2005 được ban hành với bề dày 777 Điều gồm bảy phần, 36 chương. Trong đó, tài sản và phân loại tài sản được quy định tại phần thứ hai, từ chương X đến chương XI, từ Điều 163 đến Điều 181 của Bộ luật dân sự hiện hành. Có thể nói những quy định về tài sản của Bộ luật dân sự hiện hành có nhiều điểm tiến bộ hơn so với những quy định về tài sản của Bộ luật dân sự năm 1995. Chẳng hạn như các quy định về tài sản và phân loại tài sản từ Điều 163 đến Điều 181 của Bộ luật dân sự năm 2005 là kết quả một phần của sự kế thừa những quy định còn phù hợp của luật, còn một phần là việc rút ra những bài học kinh nghiệm về thực tiễn áp dụng của luật trong gần 10 năm qua nhằm sửa đổi, bổ sung những quy định nhằm hạn chế và giải quyết những bất cập của luật. Cụ thể, theo

quy định tại Điều 172 của Bộ luật dân sự năm 1995 thì: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”.

Tuy nhiên, theo Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật dân sự hiện hành)

thì: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

Như vậy, Bộ luật dân sự năm 2005 đã loại bỏ hoàn toàn quy định để được xem là tài

sản thì bắt buộc vật đó phải là vật có thực mà chỉ quy định đơn giản là vật. Với cách quy

định này thì Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định một cách khái quát hơn so với Bộ luật dân sự năm 1995 theo kiểu mở rộng cách quy định về tài sản (vật). Bởi lẽ, ngoài vật có thực có thể được xem là tài sản thì còn có những vật sẽ được hình thành trong tương lai cũng có thể được xem là tài sản,….

Ngoài ra, Bộ luật dân sự năm 2005 lại tiếp tục duy trì cách phân loại tài sản và phân loại vật như cách phân loại tài sản và phân loại vật của Bộ luật dân sự năm 1995. Theo đó, tài sản và vật được phân loại thành: Động sản và bất động sản; hoa lợi, lợi tức; vật chính và vật phụ; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật đồng bộ; vật chia được và vật không chia được.

Do đặc điểm kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau thì cơ bản là khác nhau. Như vậy, yêu cầu về pháp luật ở từng thời kỳ, từng giai đoạn đó để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội cũng khác nhau. Chính vì như vậy, một số quy định của Bộ

30

luật dân sự năm 2005 đã dần dần bộc lộ ra nhiều bất cập, nhiều vướng mắc khi những quy định của pháp luật hiện hành dường như không đủ để áp dụng vào việc giải quyết một số vấn đề thực tiễn đã và đang diễn ra. Đặc biệt là một số vấn đề phát sinh trên thực tế không có quy định của pháp luật để áp dụng nhằm giải quyết được vấn đề phát sinh. Vì vậy, không dừng lại ở đó thì mới đây (tháng 6 năm 2014), Nhà nước ta đã tiến hành dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều luật cho Bộ luật dân sự năm 2005 và trong đó có dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều luật quy định về tài sản.

Nói tóm lại, sự ra đời của các Bộ luật dân sự của nước ta đã khẳng định sự tiến bộ vượt trội trong kỹ năng lập pháp của Nhà nước ta, đưa nước ta bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập với sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Đặc biệt là các quy định về tài sản, các quy định này đã góp phần ổn định trật tự nền kinh tế của nước nhà.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ TÀI SẢN 2.1 Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về tài sản

Theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Trong đó, mỗi loại tài sản sẽ có những quy chế

pháp lý riêng. Chẳng hạn:

2.1.1 Vật

Tuy Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995, cũng như Bộ luật dân sự năm 2005 chưa định nghĩa thế nào là vật. Nhưng theo lý luận chung thì vật là một bộ phận của thế giới vật chất, chúng tồn tại một cách khách quan xung quanh con người. Vật được tồn tại trong đời sống của con người rất đa dạng nhưng không phải là mọi vật hay tất cả các vật của thế giới vật chất đều là tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự. Vật được xét theo những

phương diện, những tiêu chuẩn khác nhau thì tương đối khác nhau:

Trước tiên, nếu xét theo tiêu chuẩn lý học thì vật trước hết là một vật thể tồn tại xác định được bằng các đơn vị đo lường. Chẳng hạn như về khối lượng, về hình thức, về tính chất hóa, lý, sinh và một số thuộc tính khác của vật trong mối tương quan với thế giới khách quan, cả về mặt tự nhiên và xã hội….

Thứ hai, nếu như vật được xét theo tiêu chuẩn của pháp luật dân sự thì vật phải tồn tại có thực hoặc vật được hình thành trong tương lai mà khi đó con người phải chiếm hữu được, chi phối được, xác định được và phải sử dụng được vì mục đích kinh doanh hoặc trong sinh hoạt tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.

Thư ba, nếu vật được xét theo phương diện chế độ pháp lý thì theo quy định của pháp luật, vật đó có thể là vật cấm không được lưu thông, vật hạn chế lưu thông hoặc là vật được tự do lưu thông dân sự. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện

nay thì pháp luật cấm người dân trồng cây có chứa chất ma túy; Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần31,…. Trong đó, chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần

được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành; chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng; chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng; tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành32. Những vật đó chính là những vật mà theo quy định của pháp luật được xem là vật cấm lưu thông. Ngoài ra, chế độ pháp lý đối với vật thì không phải là bất

31

Luật phòng chống ma túy năm 2000, Điều 3, khoản 1, 2. 32

biến mà là nó có tính chất khả biến. Bởi vì, có thể một mặt vật phụ thuộc vào sự phát triển chung của kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định và có thể mặt khác thì vật còn phụ thuộc vào quan điểm lập pháp của mỗi quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Thứ tư, theo quan niệm xã hội thì vật được nhiều người sử dụng và vật được một số ít người sử dụng. Nghĩa là, vật được sử dụng phổ biến và vật được sử dụng ít phổ biến.

Ngoài ra, còn có vật mang giá trị kinh tế lớn, giá trị tinh thần cao và vật mang giá trị kinh tế thấp, giá trị tinh thần không cao,….

Ngoài ra, vật cũng còn có thể được xét theo nhiều tiêu chuẩn khác, nó phụ thuộc vào tâm lý, thẩm mỹ và cách sử dụng của mỗi một cá nhân và của toàn xã hội trong từng thời kỳ phát triển lịch sử nhất định,…..

Không phải lúc nào vật cũng được xem là tài sản, mà phải căn cứ vào những tiêu chí của quan hệ pháp luật dân sự cụ thể để xác định nhằm tránh sự hiểu biết một cách máy móc, xem bất kỳ vật nào cũng là tài sản vì nếu chỉ hiểu vật theo một chiều mà không hiểu được bản chất của vật trong quan hệ pháp luật dân sự sẽ dễ dẫn đến những sai lầm không mong muốn trong việc xác định vật là tài sản hoặc vật không phải là tài sản. Chẳng hạn, xét theo quan hệ này thì một vật nhất định được coi là tài sản, nhưng nếu xét theo một quan hệ cụ thể khác thì vật đó không thể được coi là tài sản. Chẳng hạn, một hạt cát, một hòn đá hoặc một cọng rác,….. chúng đều là vật. Bởi vì chúng tồn tại khách quan, con người cũng có thể chiếm hữu được. Tuy nhiên, không phải là mọi trường hợp chúng đều là tài sản. Vì trên thực tế chúng không mang giá trị trao đổi với bất kỳ một loại tài sản nào hoặc tự bản thân nó cũng không chứa đựng giá trị kinh tế nào, dù cho chúng cũng là vật. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp nó là một bãi cát, đá dùng trong việc mua, bán để xây dựng nhà cửa và các công trình kiến trúc khác,…. thì trong trường hợp này cát, đá chính là tài sản.

Tuy cho đến thời điểm hiện tại thì Bộ luật dân sự Việt Nam vẫn chưa định nghĩa thế nào là một vật, cũng như điều kiện để một vật được xem là tài sản. Nhưng, căn cứ theo Lý luận chung thì một vật để được xem là tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam khi và chỉ khi vật đó thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu sau:

Thứ nhất, vật đó phải tồn tại khách quan hoặc vật đó phải chắc chắn được hình thành trong tương lai mà khi đó nó có thể xác định được.

Thứ hai, vật đó phải được con người chi phối được, kiểm soát được và phải chiếm hữu được.

Thứ ba, vật đó phải xác định được giá trị thanh toán hoặc giá trị trao đổi, vật đó phải khai thác được về tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.

Thứ tư, vật đó là vật được phép lưu thông trong giao dịch dân sự và có thể trao đổi được cho nhau dưới dạng vật chất cụ thể hoặc quy đổi được bằng tiền33.

Như vậy, để được xem là tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam thì vật phải đáp ứng đồng thời bốn điều kiện trên, nếu như thiếu đi một trong bốn điều kiện đó thì vật sẽ không được xem là tài sản. Chẳng hạn như: quyền hiến các bộ phận bên trong cơ thể con người (nội tạng) theo quy định tại Điều 33 của Bộ luật dân sự năm 2005. Một khi nội tạng (tim, gan, phổi,… ) được tách rời khỏi cơ thể con người thì nó được xác định là một vật độc lập. Tuy nhiên, nó không được xem là tài sản. Bởi lẽ, tuy nó tồn tại khách quan, được con người kiểm soát và chi phối, đáp ứng được nhu cầu về tinh thần của con người nhưng nó là vật không được phép lưu thông trong giao lưu dân sự, vì tuy pháp luật cho phép cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác, trong đó có nội tạng nhưng chỉ là vì mục đích chữa bệnh cho mình. Đồng thời, pháp luật cũng nghiêm cấm việc nhận hoặc sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật dân sự năm 2005. Điều này cũng đồng nghĩa với việc pháp luật nghiêm cấm việc mua bán nội tạng của con người. Chính vì như vậy, nội tạng không thể được xem là tài sản theo quy định của pháp luật dân sự vì nó không được phép lưu thông trong giao dịch dân sự.

Trong các loại tài sản được quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì: vật được xem là tài sản phổ biến nhất, thông dụng nhất, dễ đưa vào trong giao dịch dân sự nhất và cũng được đưa vào trong giao dịch dân sự nhiều nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng là mỗi loại vật lại có những đặc tính khác nhau và một khi nó đã trở thành đối tượng trong các giao dịch dân sự thì nó lại phải cần đến những quy chế để điều chỉnh và áp dụng riêng. Tuy cho đến thời điểm hiện tại, Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn chưa đưa ra định nghĩa và cách xác định như thế nào là một vật được xem là tài sản. Tuy nhiên, dựa vào những giá trị, những đặc tính tự nhiên riêng, ý nghĩa của chúng khi tham gia vào giao lưu dân sự thì Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định cụ thể cách phân loại vật. Theo đó, vật được chia thành vật chính và vật phụ, vật chia được và vật không chia được, vật tiêu hao và vật không tiêu hao, vật cùng loại và vật đặc định, vật đồng bộ và vật không đồng bộ.

2.1.1.1 Vật chính và vật phụ

Dựa vào mối liên hệ và sự phụ thuộc về công dụng của các vật đối với nhau mà vật được phân thành vật chính và vật phụ. Trong đó:

“Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng34”. Nghĩa là,

vật chính được sử dụng mà không cần phải có vật khác đi kèm theo nhưng vẫn khai thác

33

Phùng Trung Tập, Vật khi nào được coi là tài sản, tạp chí Tòa án nhân dân, Hà Nội, số 02, tháng 01-2007, trang

20 - 22. 34

được công dụng của nó. Chẳng hạn như tivi, máy điều hòa, máy ảnh,... Như vậy, vật chính là vật có thể được nhận biết với đầy đủ các tính năng, cấu tạo mà không cần bất cứ một vật nào khác (vật phụ) hỗ trợ.

“Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính35”. Chẳng hạn như nếu xem máy

ảnh là vật chính thì vỏ máy ảnh sẽ được xem như vật phụ, hoặc nếu như xem ngôi nhà là vật chính thì những cánh cửa sẽ được xem như là vật phụ,... Như vậy, vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho vật chính nhằm khai thác các công dụng và tính năng của vật chính mà thông thường là nó sẽ làm giá trị của vật chính được tăng lên nhưng không hẳn nó là một

Một phần của tài liệu TÊN DỀ TÀI: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ TÀI SẢN THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP (Trang 29 -29 )

×