Tài sản vô hình và tài sản hữu hình

Một phần của tài liệu tên dề tài: quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản thực tiễn áp dụng và một số giải pháp (Trang 57)

6. Bố cục của đề tài

2.2.3.2 Tài sản vô hình và tài sản hữu hình

Tài sản vô hình:

Hiện nay, Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành vẫn chưa có điều luật nào định nghĩa về tài sản vô hình. Tuy nhiên, nếu căn cứ theo quy định tại “tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 thẩm định giá tài sản vô hình (được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC

ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thì: “Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế”.

Không những thế, ngay trong văn bản này thì pháp luật cũng quy định rõ ràng rằng để

xem là “tài sản vô hình” thì nó phải thỏa mãn đồng thời tất cả các điều kiện sau:

Thứ nhất, không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;

Thứ hai, có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);

Thứ ba, có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu; Thứ tư, giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Như vậy, nếu một tài sản mà muốn được xem là tài sản vô hình thì nó phải đảm bảo được rằng nó đã thỏa mãn toàn bộ những điều kiện trên mà không thiếu bất kỳ một điều kiện nào. Bởi lẽ, nếu thiếu một trong các điều kiện đó thì theo quy định của pháp luật nó sẽ không được công nhận là một tài sản, hay nói đúng hơn nó sẽ không được công nhận là loại tài sản vô hình.

Một ví dụ điển hình cho tài sản vô hình đó chính là không khí (khí ôxy) trong bình đựng chứa khí ôxy, nếu một khi khí ôxy này không thỏa mãn được đầy đủ bốn điều kiện trên thì chắc chắn rằng nó sẽ không được xem là tài sản vô hình.

Trước tiên, nó chắc chắn là không có hình thái vật chất. Bởi lẽ, theo đặc tính vật lý chung thì không khí tồn tại xung quanh con người, cây cối, động vật,… nó tồn tại dưới dạng không màu, không mùi, không vị. Ngoài ra, nó được chứa đựng trong một thực thể vật chất nhất định (chẳng hạn như bình chứa ôxy) và giá trị của chiếc bình đựng ôxy là không đáng kể so với khí bên trong chiếc bình ấy.

Thứ hai, nó có thể được nhận biết và đã có bằng chứng chứng minh về sự tồn tại của nó bằng các thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Thứ ba, nó có khả năng tạo ra thu nhập cho người có quyền sở hữu nó bằng cách bán nó.

Thứ tư, giá trị của nó có thể định lượng được thông qua việc thỏa thuận định giá giữa người có nhu cầu mua nó và người sở hữu nó.

Như vậy, không khí (khí ôxy) đựng trong bình chứa ôxy được xem là một tài sản vô hình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ có khí ôxy đựng trong bình chứa ôxy mới được xem là một tài sản vô hình. Còn khí ôxy xung quanh chúng ta ở bên ngoài tự nhiên thì không thể được xem là tài sản vô hình được. Bởi lẽ, nó không thỏa mãn được một điều kiện cơ bản, đó chính là việc mang lại lợi ích về tài sản cho chủ sở hữu (tạo ra thu nhập cho chủ sở hữu). Chính vì thế mà chỉ có không khí (khí ôxy) được xác định trong bình chứa ôxy mới được xem xét là tài sản vô hình hay không.

Ngoài cách quy định thế nào là tài sản vô hình, điều kiện để được xem xét là tài sản vô hình thì trong cùng một văn bản trên cũng quy định tài sản vô hình bao gồm những loại nào. Đó là, tài sản vô hình bao gồm:

Thứ nhất, tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn như quyền tác giả đối với một bài hát, quyền sở hữu công nghiệp,

quyền đối với giống cây trồng,...

Thứ hai, quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,….

Thứ ba, các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu,….

Cuối cùng, các tài sản vô hình khác mà thỏa mãn đồng thời bốn điều kiện quy định như trên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: tài sản vô hình thường rất đa dạng và phong phú kể cả trong đời sống lẫn khía cạnh pháp lý. Chẳng hạn, điển hình như quyền sở hữu công nghiệp; quyền sở hữu đối với tác phẩm văn chương, nghệ thuật, khoa học và quyền sở hữu các yếu tố vô hình thuộc về sản nghiệp thương mại, quyền sử dụng đất,... Ngoài ra, quyền sở hữu đối với tài sản vô hình thường là có thời hạn. Chẳng hạn như Điều 27, khoản 2 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định:

Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; còn đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt

vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Ngoài ra, Điều luật này

cũng đã quy định cách xác định thời hạn chấm dứt việc bảo hộ của pháp luật đối với những tài sản vô hình này. Đó là: Thời hạn bảo hộ được quy định như trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Ví dụ như: có một tác phẩm nhiếp ảnh được định hình vào ngày 10 tháng 10 năm 2010, sau đó đến ngày 10 tháng 10 năm 2013 mới được công bố. Như vậy, theo quy định trên của Luật sở hữu trí tuệ thì: thời điểm bắt đầu được bảo hộ về quyền tài sản đối với tác phẩm này là vào ngày 10 tháng 10 năm 2013 và thời điểm chấm dứt việc bảo hộ quyền tài sản là 24 giờ, ngày 31 tháng 12 năm 2088. Bởi vì: trường hợp này là trường hợp được tính từ ngày mà tác phẩm nhiếp ảnh được công bố lần đầu tiên chứ không phải được xác định kể từ ngày mà tác phẩm được định hình do tác phẩm này còn trong thời hạn công bố tác phẩm (còn trong thời hạn không quá hai mươi lăm năm kể từ khi tác phẩm được định hình).

Như vậy, tuy Bộ luật dân sự Việt Nam không quy định thế nào là tài sản vô hình nhưng đã có một văn bản quy định một cách khá chi tiết, cụ thể và ngắn gọn như thế nào là tài sản vô hình, điều kiện để được xem xét là một tài sản vô hình và tài sản vô hình bao gồm những loại nào. Điều này rất thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật về tài sản vào việc quản lý trật tự nền kinh tế đất nước, đặc biệt là việc áp dụng pháp luật về tài sản vô hình.

Tài sản hữu hình:

Thông thường, tài sản hữu hình thường được xác định dưới dạng những vật chất cụ

thể mà khi đó con người có thể tác động vào. Nếu tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế67 thì tài sản hữu hình

sẽ là tài sản có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. Theo các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì tài sản hữu hình sẽ bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác. Theo đó thì động sản hoặc bất động sản cũng được xem là tài sản hữu hình. Ngoài ra, một số tài sản hình thành trong tương lai cũng được xem là

tài sản hữu hình như: tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật68.

Một phần của tài liệu tên dề tài: quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản thực tiễn áp dụng và một số giải pháp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)