6. Bố cục của đề tài
2.1.1.2 Vật chia được và vật không chia được
Dựa vào việc xác định tính chất vật lý, tính năng, giá trị sử dụng của một vật khi nó được chia ra thành nhiều phần nhỏ mà Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta quy định vật được chia thành vật chia được và vật không chia được. Trong đó:
“Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu37”. Chẳng hạn như gạo, xăng, dầu,... là một số vật có thể bị phân chia
thành nhiều phần mà chúng vẫn giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu của mình.
“Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu38”. Chẳng hạn như giường, tủ, tivi, đồng hồ,... là một số vật
khi phân chia thành nhiều phần nhỏ thì khi được chia ra chúng không thể có được tính chất cũng như tính năng sử dụng ban đầu của mình.
Trên thực tế, cách thức phân chia thành vật chia được thì đơn giản hơn rất nhiều so với việc phân chia vật không chia được. Đối với vật chia được thì người ta sẽ tiến hành chia vật thành những phần bằng nhau hoặc theo những tỉ lệ nhất định tùy theo sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, khi muốn phân chia những vật không chia được thì ta không thể nào tiến hành chia chúng thành những phần bằng nhau hoặc những tỉ lệ nhất định được, vì như thế chúng sẽ chẳng thể nào giữ được công dụng và tính năng sử dụng ban đầu vốn có của mình. Chính vì như thế, Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta đã quy
định: “Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia39” và như vậy, một hoặc một số chủ thể còn lại mà không nhận được vật không chia được thì chắc chắn rằng chủ thể sẽ có quyền nhận được phần tiền tương ứng với phần giá trị của vật mà mình đáng được hưởng.
Như vậy, việc phân loại vật thành vật chia được và vật không chia được này có ý nghĩa đặc biệt khi cần phân chia tài sản là vật. Nếu như cần phân chia tài sản là vật chia được thì người ta sẽ tiến hành chia luôn bằng hiện vật để tạo thuận tiện và và đảm bảo cho sự khách quan và công bằng. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp rơi vào việc nếu một khi chia bằng hiện vật thì tài sản sẽ mất đi giá trị vốn có của mình và không thể sử
36
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, Điều 176. 37
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, Điều 177, khoản 1. 38
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, Điều 177, khoản 2. 39
dụng được nên chính vì như vậy, đối với vật không chia được thì phải được trị giá ra thành tiền để chia.