6. Bố cục của đề tài
3.3.1.3 Một số giải pháp về tài sản là Giấy tờ có giá
Thứ nhất: Trong Bộ luật dân sự năm 2005 nên quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng về việc công nhận các loại Giấy tờ có giá là bao gồm những loại nào. Theo đó, trong Bộ
luật dân sự nên có một quy định chính thức về Giấy tờ có giá sẽ bao gồm những loại nào nhằm làm cơ sở pháp lý cho việc ban hành các văn bản sau phải phù hợp với văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Ngoài ra, điều này cũng giúp cho việc áp dụng và thực thi của pháp luật sẽ vào một quỹ đạo thống nhất, giải quyết được thực trạng hiện nay là việc
người dân nhầm lẫn các Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản với các loại Giấy tờ có giá như hiện nay.
Thứ hai: Một số Cơ quan ban hành ra văn bản hướng dẫn người dân giải đáp các thắc mắc về quy định của pháp luật nên có ý thức trách nhiệm được tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc ban hành ra văn bản của mình. Từ việc ban hành ra văn bản hướng dẫn
người dân áp dụng pháp luật, những người có thẩm quyền ban hành ra văn bản đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp đưa những quy định của pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp phát sinh và giải đáp những thắc mắc của người dân về quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chính những Cơ quan này lại có thái độ thờ ơ, thiếu trách nhệm trong việc ban hành ra văn bản hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật của mình để giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cho người dân một cách qua loa, đại khái mà không xác định đúng trọng tâm là người dân đang cần gì và mong muốn gì. Chính vì như vậy, một số Cơ quan ban hành ra văn bản đó nên bỏ đi thái độ chủ quan của mình để ban hành ra một văn bản hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật một cách đúng nghĩa. Ngoài ra, thông qua việc
này thì nước ta nên có một cơ quan chuyên trách riêng chuyên phụ trách về việc thẩm định giá trị của các “dự án” Luật trước khi văn bản đó được ban hành và có hiệu lực pháp luật nhằm tránh tình trạng văn bản được ban hành lại không phù hợp về mặt nội
dung, cũng như là hình thức của văn bản.