6. Bố cục của đề tài
3.1.2 Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về phân loạ
hữu tài sản thì vẫn được công nhận quyền sở hữu tài sản. Như vậy, rất dễ có thể nhận thấy rằng: Hầu hết các tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu tài sản đều là những tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn, còn những tài sản có giá trị thấp chẳng hạn như một bầy gà hoặc một con nghé thì không phải đăng ký quyền sở hữu tài sản là có thể do những tài sản này có giá trị kinh tế thấp nên sẽ không thể xảy ra các vụ tranh chấp liên quan đến những tài sản này và càng không thể mang nhau ra Tòa để kiện tụng. Tuy nhiên, vấn đề thực tế áp dụng thì không phải vậy, những trường hợp nào cũng có thể xảy ra, bởi vì: các quy định của pháp luật chỉ mang tính chất tương đối chứ không hề mang tính chất tuyệt đối. Điều này đã dẫn đến nhiều vấn đề diễn ra trên thực tế không kém phần phức tạp và khó giải quyết như những tình trạng trên.
3.1.2 Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về phân loại tài sản sản
Việc phân loại tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự hiện nay cũng đang tồn tại và vấp phải không ít những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Điển hình là các vụ tranh
chấp về tài sản mà đối tượng tranh chấp lại là “tài sản ảo”.
“Tài sản ảo” là một thuật ngữ xuất hiện cùng với sự phát triển của trò chơi trực tuyến. Đối chiếu với pháp luật hiện hành của nước ta hiện nay, “tài sản ảo” không phải là thuật
ngữ pháp lý mà nó chỉ là cách gọi thông dụng của những người tham gia online games và các nhà nghiên cứu. Ngay cả trong Thông tư Liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT- BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 về quản lý trò chơi trực tuyến của Bộ Văn hóa -
Thông tin - Bộ Bưu chính, Viễn thông - Bộ Công an vẫn chưa đề cập đến thuật ngữ này. Về cơ bản, “tài sản ảo” có thể được hiểu theo hai nghĩa sau:
Thứ nhất, nếu xét theo nghĩa hẹp thì “tài sản ảo” chính là đối tượng trong thế giới
ảo bao gồm những đồ vật, những vật phẩm trong game trực tuyến. Chẳng hạn như một thanh kiếm hay thần dược gia tăng công lực của nhân vật game,…
Thứ hai, nếu xét theo nghĩa rộng thì “tài sản ảo” bao gồm tên miền, địa chỉ e-mail, các đối tượng ảo trong thế giới ảo. Về thực chất xét theo đúng bản chất tự nhiên, “tài sản ảo” trong game là dữ liệu máy tính có giá trị mà người chơi có được qua một quá trình tìm kiếm khó khăn trong game đó, hay nói cách khác thì “tài sản ảo” trong online games
là những đoạn mã đã được lập trình sẵn thể hiện hình ảnh và công dụng của một vật phẩm trong trò chơi online games100.
Nói tóm lại, “tài sản ảo” dù được hiểu theo nghĩa thứ nhất hay nghĩa thứ hai, nghĩa là nó được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì “tài sản ảo” cũng chỉ là những nhân vật
100
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Góp phần tìm hiểu khái niệm Tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2005, Huỳnh
Trung Hậu, http://www.pup.edu.vn/vi/Dien-dan-phap-luat/Gop-phan-tim-hieu-khai-niem-Tai-san-trong-Bo-luat-
trong game hay các vật trong các trò chơi trực tuyến (online games) như: vũ khí, áo giáp, ngân lượng,… hoặc thậm chí là một tài khoản của người dùng trên các trang mạng xã hội
như facebook, zing me,… Ngoài ra, “tài sản ảo” còn được xem như là một loại tài
nguyên trên mạng máy tính, một phần của một chương trình phần mềm máy tính được viết dưới một ngôn ngữ lập trình do con người soạn sẵn và thiết lập trên hệ thống máy tính101.
Qua việc tìm hiểu khái niệm về “tài sản ảo” như trên thì “tài sản ảo” sẽ có hai đặc
điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, “tài sản ảo” không tồn tại ở bất kỳ một trạng thái dưới dạng vật chất nào
và con người cũng không thể tiếp xúc được102. Bởi lẽ, “tài sản ảo” không hề tồn tại ở thế
giới thực của con người mà nó chỉ tồn tại ở thế giới ảo - thế giới của những games online.
Chính vì như vậy, “tài sản ảo” không tồn tại ở bất kỳ một trạng thái vật chất nào, kể cả hữu hình hay vô hình và con người cũng không thể nào tiếp xúc được. Nếu nói “tài sản ảo” là hữu hình thì không đúng, vì tuy nó được con người nhìn thấy bằng mắt thường
(trên màn hình máy tính) nhưng nó không được con người chiếm giữ, sờ được; không thể
cân, đo, đong, đếm được bằng các đơn vị đại lượng. Còn nếu nói “tài sản ảo” là vô hình
thì cũng không phải, bởi lẽ mặc dù nó không thể được con người chiếm giữ được; không thể cân, đo, đong, đếm được bằng các đơn vị đại lượng nhưng nó lại có thể dùng mắt thường để nhìn thấy được qua màn hình vi tính trong thế giới ảo ở trong game.
Thứ hai, “tài sản ảo” có tính giá trị và giá trị sử dụng103. Tính giá trị của “tài sản ảo” thể hiện ở việc “tài sản ảo” có thể trị giá được bằng tiền thông qua việc mua bán,
trao đổi các thứ có được của các game thủ hoặc thậm chí là của nhà phát hành game với các game thủ ở thế giới ảo. Các thứ ở thế giới ảo (thanh kiếm, vật phẩm, ngân lượng,..) sẽ được định giá bằng tiền thật ở thế giới thực giữa con người với con người (giữa nhà phát
hành game với game thủ hoặc giữa các game thủ với nhau) để có được một “tài sản ảo” ở thế giới ảo. Giá trị sử dụng của “tài sản ảo” thể hiện ở việc “tài sản ảo” đáp ứng được
cả nhu cầu cơ bản về giá trị vật chất và tinh thần cho những người sử dụng nó. chính vì
như vậy, “tài sản ảo” có cả tính giá trị và tính giá trị sử dụng.
Có thể nói, vấn đề phát sinh từ “tài sản ảo” là vấn đề đã xuất hiện cách đây một
khoảng thời gian cũng đã khá dài. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một văn bản nào quy định một cách rõ ràng, chi tiết và cụ thể để điều chỉnh vấn đề này.
Chẳng hạn như đầu tháng 3/2010, một vụ trộm cắp “tài sản ảo” tại Việt Nam đã được
101
Nghiên cứu khoa học, Vấn đề lý luận và thực tiễn về “tài sản ảo”, Dương Khánh Ly – Vy Thanh Cảnh,
http://prezi.com/lv19mfw2a3yk/nghien-cuu-khoa-hoc/, [truy cập ngày 27/10/2014]. 102
Nghiên cứu khoa học, Vấn đề lý luận và thực tiễn về “tài sản ảo”, Dương Khánh Ly – Vy Thanh Cảnh,
http://prezi.com/lv19mfw2a3yk/nghien-cuu-khoa-hoc/, [truy cập ngày 27/10/2014]. 103
Nghiên cứu khoa học, Vấn đề lý luận và thực tiễn về “tài sản ảo”, Dương Khánh Ly – Vy Thanh Cảnh,
Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức xét xử lần đầu tiên. Theo đó, bị cáo Lê Quý Hải đã bị tuyên phạt với mức án 9 tháng 5 ngày tù về tội trộm cắp tài sản do Hải đã có hành vi chiếm đoạt 1000 viên “long châu cấp 12” trong game trực tuyến Thế giới hoàn mỹ mà nguyên nhân là do lỗ hỏng trong game và Hải đã bán cho nhiều người chơi với giá tiền hơn 90 triệu đồng. Các game online ở Việt Nam chủ yếu là áp dụng hình thức miễn phí giờ chơi và chỉ thu lợi nhuận thông qua việc bán vật phẩm ảo, và Thế giới hoàn mỹ cũng vậy. Trong quá trình tham gia, người chơi sẽ cần đến những vật phẩm cao cấp để “ép” cho nhân vật của mình trở nên mạnh hơn nên phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Game thủ nói trên phải đối mặt với bản cáo trạng truy tố về tội trộm cắp tài sản theo điều 138, khoản 2, điểm 2 của Bộ luật Hình sự. Sự việc nhanh chóng làm xôn xao cộng đồng game thủ Việt nói chung và Thế giới hoàn mỹ nói riêng. Vì từ trước đến nay, Việt
Nam chưa có luật cụ thể cho “tài sản ảo”. Những vụ tranh chấp, lừa đảo xung quanh
game online vốn thường không được giải quyết một cách triệt để. Mặc dù, tại toà, bị cáo đã bị tuyên phạt 9 tháng 5 ngày tù về tội trộm cắp tài sản nhưng do mức án tuyên bằng với thời gian tạm giam nên bị cáo được trả tự do ngay tại tòa104”.
Ngoài ra, mới đây một cặp vợ chồng 9x đã khiến quan toà phải "tá hoả" khi chỉ đồng ý ly hôn khi được phân chia tài sản ảo trong game. Theo đó, “ngày 20 tháng 7 vừa qua, khi một cặp vợ chồng trẻ đưa đơn ly dị và được giải quyết tại toà, cặp đôi đã khiến quan
toà cùng luật sư phải "tá hoả" khi đòi phân chia “tài sản ảo” trong game như: trang bị ,
vật phẩm, thú nuôi, các kỹ năng của nhân vật,... Được biết hai vợ chồng trẻ này thành đôi nhờ một tựa game online, thế nhưng cuộc sống thật không hề đơn giản như cuộc sống vợ chồng trong game, thế nên đã dẫn tới ly dị105”.
Cũng tương tự như vấn đề “tài sản ảo trong games online” thì hiện nay có một vấn
đề đang diễn trên thực tế. Đó là: vào ngày 22/3, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ ông Trần Trọng Nghĩa (sinh năm 1973, ngụ quận Phú Nhuận – Thành phố Hồ Chí Minh) kiện đòi Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Quận 3) bồi thường thiệt hại liên quan đến giao dịch kinh
doanh vàng “ảo” trên sàn vàng của ACB. Như Nguoiduatin.vn từng đăng tải về nội dung
vụ kiện, sáng 24/12/2007, ông Nghĩa đặt lệnh bán 3.000 lượng vàng với giá 15.690.000 đồng/lượng. Sau đó, nhân viên của ACB thông báo đã khớp lệnh được 150 lượng, còn 2.850 lượng chưa khớp nên ông Nghĩa đặt lệnh hủy 2.850 lượng chưa khớp đồng thời đặt tiếp lệnh bán 2.850 lượng vàng giá lúc này chỉ còn 15.660.000 đồng/lượng. Đến cuối giờ chiều cùng ngày, nhân viên lại thông báo rằng lệnh bán trước đó đã khớp 2.850 lượng
104
Thế giới vi tính, Nhận vụ án đầu tiên về “tài sản ảo”, Tân Khoa, http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-
doanh/giai-phap/2010/04/1218585/nhan-vu-an-dau-tien-ve-tai-san-ao/, [truy cập ngày 26/9/2014]. 105
Bi hài câu chuyện phân chia...tài sản ảo của cặp vợ chồng 9x, http://gamehub.vn/hub/bi-hai-cau-chuyen-phan- chia-tai-san-ao-cua-cap-vo-chong-9x.8284/, [truy cập ngày 28/10/2014].
chứ không phải 150 lượng. Sự nhầm lẫn này dẫn đến hậu quả tài khoản của ông Nghĩa bị bán âm 2.700 lượng vàng... Sau đó, lấy lý do ông Nghĩa không đến ký lại hợp đồng dù đã được thông báo, ACB đã từ chối thực hiện lệnh giao dịch của ông. Đến khi vàng xuống giá, tỷ lệ ký quỹ của ông Nghĩa rớt xuống dưới quy định nên ACB tự ý bán 3.000 lượng vàng của ông để thu hồi nợ. Tiếp đó, từ ngày 27/3 đến 1/4/2008 ông Nghĩa đặt lệnh bán tổng cộng 2.750 lượng nhưng không thể đặt lệnh mua. Tổng cộng, ông Nghĩa cho rằng bị thiệt hại 8.450 lượng vàng. Ông Nghĩa đề nghị tòa tuyên bố các giao dịch vô hiệu, buộc ACB phải trả cho ông 2.700 lượng vàng, ông sẽ trả lại cho ACB hơn 42 tỷ đồng. Sau khi cấn trừ 146 tỷ đồng đã nhận, ông đề nghị tòa buộc ACB phải bồi thường hơn 250 tỷ đồng. Tại phiên xử sơ thẩm hồi cuối tháng 10 năm ngoái, Hội đồng xét xử đã tuyên Trần Trọng Nghĩa thua cuộc và bác toàn bộ nội dung khởi kiện của ông. Lần này, cũng như tòa sơ thẩm, thì tòa phúc thẩm nhận định, giao dịch diễn ra từ ngày 24/12/2007 nhưng đến ngày 5/10/2011 ông Nghĩa mới yêu cầu tòa án tuyên bố là giao dịch dân sự vô hiệu thì đã quá thời hiệu 2 năm kể từ ngày giao dịch được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Tòa còn cho rằng, việc mua bán này chỉ là mua bán ảo trên mạng, không có việc đưa tiền nhận vàng. Ngoài ra, thời điểm đó giá vàng chỉ có 15 triệu đồng/lượng, nhưng ông Nghĩa lại lấy giá vàng thời điểm hiện nay để kiện đòi là không có cơ sở. Chung cuộc, tòa phúc thẩm xử ông Nghĩa thua kiện106.
Chính vì như vậy mà hiện nay, vấn đề đang có nhiều vướng mắc và khó khăn dẫn đến
gây nhiều tranh cãi trong dư luận là: có nên thừa nhận “tài sản ảo” là một loại tài sản hay
không và nếu xem nó là tài sản thì nó sẽ được xem xét là tài sản với tư cách nào và cơ chế pháp lý nào sẽ điều chỉnh những giao dịch phát sinh từ đối tượng này? Chính vì như vậy mà cho đến thời điểm hiện tại đã có hai nhóm quan điểm trái ngược nhau xoay quanh vấn đề này. Đó là:
Quan điểm thứ nhất cho rằng “tài sản ảo” thực chất là một loại tài sản. Bởi vì: trước
hết, nó cũng là sản phẩm do người chơi game bỏ công sức, thời gian, tiền của mới có được cho nên chúng cũng có giá trị và trị giá được bằng tiền. Thứ hai, loại tài sản này hiện tại vẫn được những người chơi trong game đó trao đổi, mua bán trên thực tế; có nghĩa là nó là đối tượng trong giao dịch dân sự. Thực chất tài sản ảo là quyền về tài sản. Trên thực tế, giá trị của những tài sản trong game được cộng đồng “gamer” thừa nhận. Cho dù pháp luật chưa chấp nhận, thậm chí một số nhà cung cấp vẫn tuyên bố cấm việc mua bán bằng tiền mặt, nhưng vì bản thân là một loại tài sản nên những đồ vật trong game vẫn được người ta (game thủ) trao đổi, mua bán.
106
Báo điện tử Người đưa tin, Kiện đòi ngân hàng hơn 8 nghìn lượng vàng bất thành, Phiên Giang,
http://www.nguoiduatin.vn/kien-doi-ngan-hang-hon-8-nghin-luong-vang-bat-thanh-a36461.html, [truy cập ngày 07- 11-2014].
Quan điểm thứ hai cho rằng “tài sản ảo” chỉ là một đoạn mã trong game, nó thuộc
về game, nhà phát hành chỉ mua bản quyền phát hành game chứ không mua code. Vì thế,
không thể công nhận “tài sản ảo” là tài sản và bảo hộ nó được. Mặc khác, “tài sản ảo”
cũng không có đầy đủ những dấu hiệu của một loại tài sản theo quy định của luật dân sự hiện hành (Bộ luật dân sự năm 2005). Do đó, không thể áp dụng các quy định của pháp luật về giao dịch dân sự liên quan đến tài sản để điều chỉnh các giao dịch liên quan đến
“tài sản ảo”. Nếu theo quy định tại điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Trong đó, “vật” được coi là tài
sản phải là vật hữu hình, con người có thể tri giác được và chiếm giữ một phần trong không gian đồng thời phải đáp ứng được một nhu cầu nào đó về vật chất hoặc tinh thần
của con người. “Tiền” bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quí, đá quí. “Giấy tờ có giá” được xem là tài sản khi đáp ứng được các yêu cầu sau: do nhà nước phát hành, có mệnh giá ghi trên giấy và có thể thay thế tiền trong giao lưu dân sự. Còn “quyền tài sản”
là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền
sở hữu trí tuệ. Như vậy, đối với “tài sản ảo” thì chúng ta không thể nhận biết được bằng
giác quan cảm giác, chúng không tồn tại trong thế giới thực, những đồ vật ấy chỉ có giá trị trong trò chơi, không có giá trị ở nơi khác. Với những đặc điểm như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy rằng tài sản ảo trong online games không thể là tài sản theo nghĩa nó là
vật, tiền hay giấy tờ có giá. “Tài sản ảo” có những đặc điểm giống quyền tài sản được
quy định tại Điều 181 Bộ luật dân sự năm 2005. Chúng cũng trị giá được bằng tiền và có
thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nếu coi “tài sản ảo” là một quyền tài