6. Bố cục của đề tài
2.2.3.4 Tài sản cấm lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông và tài sản tự do
Căn cứ vào chế độ pháp lý đối với tài sản mà pháp luật dân sự Việt Nam đã phân loại tài sản thành tài sản cấm lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông và tài sản tự do lưu thông. Tuy nhiên, các loại tài sản này không được quy định trong cùng một văn bản mà nó nằm ở nhiều văn bản khác nhau. Chính vì như vậy mà việc tìm ra các vật nào là tài sản tự do lưu thông, vật nào là tài sản hạn chế lưu thông và vật nào là tài sản cấm lưu thông chủ yếu là dựa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (phụ lục I); hạn chế kinh doanh (phụ lục II); kinh doanh hàng hóa có điều kiện (phụ lục III) được ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ. Trong đó:
Tài sản cấm lưu thông là tài sản mà có thể vì lợi ích hoặc tác hại của nó đối với nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia mà Nhà nước cấm giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản đó80. Chẳng hạn như: Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng (Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996; Nghị định số100/2005/NĐ-CP); Các
80
Lê Đình Nghị - Nguyễn Thị Ánh Vân – Vương Thanh Thúy – Vũ Thị Hồng Yến, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, tr. 178.
chất ma túy (Luật Phòng, chống ma túy năm 2000; Nghị định số 67/2001/NĐ-CP; Nghị định số133/2003/NĐ-CP); ….
Tài sản hạn chế lưu thông là tài sản khi dịch chuyển trong giao dịch dân sự nhất thiết phải tuân theo những quy định riêng của pháp luật. Trong một số trường hợp cụ thể phải được sự đồng ý, cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì mới được phép giao dịch81. Chẳng hạn như: Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ (Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996; Nghị định số 08/2001/NĐ-CP);…
Cũng giống như tài sản hạn chế lưu thông thì tài sản kinh doanh (lưu thông) có điều kiện là những tài sản phải được pháp luật cho phép mới được kinh doanh, mua bán. Chẳng hạn như: Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Luật Di sản văn hóa năm 2001; Nghị định số 92/2002/NĐ-CP); Các thuốc dùng cho người (Luật Dược năm 2005);…
Tài sản tự do lưu thông là những tài sản mà không có quy định nào của pháp luật để hạn chế hoặc cấm việc dịch chuyển đối với tài sản đó. Nếu có sự dịch chuyển do ý chí của chủ thể thì cũng không cần xin phép cơ quan có thẩm quyền82. Hầu hết những tài sản mà dùng để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người trong đời sống hằng ngày thì có thể được xem là tài sản tự do lưu thông. Chẳng hạn như: bột giặt, bàn chải, tivi, máy tính,…
Như vậy, việc phân loại tài sản thành tài sản cấm lưu thông, hạn chế lưu thông và tự do lưu thông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định hiệu lực pháp lý trong giao dịch dân sự. Chẳng hạn như tài sản cấm lưu thông thì không bao giờ và không thể nào trở thành đối tượng trong giao dịch dân sự. Chính vì như vậy, một khi các bên cố tình vẫn xác lập giao dịch dân sự thì các giao dịch đó sẽ vô hiệu tuyệt đối do có nội dung vi phạm điều mà pháp luật cấm và khi đó, các tài sản đã mang đi giao dịch và ngay cả hoa lợi, lợi tức của nó cũng có thể sẽ bị tịch thu sung quỹ nhà nước hoặc bị tiêu hủy (tùy theo loại tài sản đó là gì và theo quy định của pháp luật)83. Còn đối với những tài sản hạn chế lưu thông trong giao dịch dân sự thì một khi xác lập giao dịch dân sự, các bên phải tuân thủ chặt chẽ về điều kiện giao dịch mà pháp luật đã quy định, chẳng hạn như pháp luật nếu có quy định về việc phải đăng ký hoặc xin phép thì các bên bắt buộc phải tuân thủ các thủ tục đó theo quy định,...