6. Bố cục của đề tài
3.2.1.4 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự về
sản là quyền tài sản
Nguyên nhân khách quan:
Tuy trong thực trạng không đề cập đến nhưng trong Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta hiện nay thì lại không quy định cụ thể, rõ ràng là những loại tài sản nào cần phải đăng ký quyền sở hữu tài sản mà lại phải dựa vào quy định ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau để xác định là loại tài sản nào bắt buộc phải được đăng ký quyền sở hữu tài sản thì pháp luật mới công nhận cho chủ sở hữu tài sản có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Bởi vì: Ngoài việc xác định quyền pháp lý cho chủ sở hữu còn xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý đối với chủ sở hữu về tài sản mà mình đang sở hữu. Vì vậy, một số người dân chắc chắn rất khó xác định và lúng túng trong việc tài sản mà mình đang sở hữu có thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình chưa hay cần phải đến đăng ký ở Cơ quan có thẩm quyền và vấn đề đặt ra là họ sẽ phải đăng ký ở Cơ quan nào mới được xem là Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền tài sản đối với tài sản của mình để được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Nguyên nhân chủ quan:
Một số tài sản là động sản như thực trạng đã nêu mà không cần phải đăng ký quyền sở hữu tài sản thì vẫn được pháp luật công nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp của họ. Tuy nhiên, người dân nói chung và trong thực trạng đã nêu nói riêng thì ý thức trong việc bảo vệ và quản lý tài sản của họ còn chưa cao. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tài sản của họ bị người khác chiếm giữ và quản lý. Ngoài ra, họ cũng không có đủ căn cứ để đòi lại tài sản mà bị người khác chiếm giữ do không có cơ sở về việc họ là chủ sở hữu của tài sản đó. Điều này đã dẫn đến việc họ đã bị mất tài sản vào tay người khác có thể không phải là chủ sở hữu hợp pháp của số tài sản đó như trường hợp đòi lại con gà mái và 6 chú gà con trong thực trạng đã nêu.
3.2.2 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự về phân loại tài sản loại tài sản