6. Bố cục của đề tài
3.2.1 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự
về tài sản và phân loại tài sản
Qua một số bất cập, cũng như là thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về tài sản như trên thì có thể đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến từng thực trạng ấy chủ yếu là do các nguyên nhân chính yếu sau:
3.2.1 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản hành về tài sản
3.2.1.1 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản là vật được hình thành trong tương lai
Nguyên nhân khách quan:
Liên quan đến vấn đề thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản là vật mà lại là vật hình thành trong tương lai là do Luật không hề dự liệu được
108
Thanh niên online, Bảo hộ quyền sở hữu tài sản ảo: khái niệm tài sản ngày càng mở rộng, Hoàng Ly,
trước những rủi ro và thiệt hại do bản chất của tài sản là vật hình thành trong tương lai gây ra; hoặc nói cách khác, đó chính là bất cập của Luật và từ bất cập này đã dẫn đến những rủi ro và thiệt hại do tài sản là vật hình thành trong tương lai mang lại cho chủ thể có quyền trong giao dịch bảo đảm. Chẳng hạn như Ngân hàng A, GP Bank và các chủ thể khác phải gánh chịu.
Nguyên nhân chủ quan:
Trước hết, khi đề cập đến nguyên nhân chủ quan thì đầu tiên phải nói đến “lỗ hỏng” trong việc quy định của pháp luật trong Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản có liên quan đến việc cho phép giao dịch tài sản là vật được hình thành trong tương lai. Tài sản là vật được hình thành trong tương lai về cơ bản là không thể xác định được vật đó có thể hoàn thành trong tương lai hay không mà chỉ dựa vào kế hoạch dự kiến là nó sẽ hoàn thành. Hay nói cách khác, nó không có đủ cơ sở pháp lý hoặc thậm chí là không có cơ sở pháp lý để bảo đảm rằng nó chắc chắn sẽ được hoàn thành. Chính vì như vậy mà những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản là vật được hình thành trong tương lai dù được pháp luật quy định là cho phép thực hiện nhưng pháp luật lại không có cơ chế để bảo đảm rằng bên có quyền chắc chắn sẽ được bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia vào giao dịch này.
Ngoài ra, mục đích của việc quy định tài sản là vật được hình thành trong tương lai vẫn được phép giao dịch là nhằm giúp cho chủ đầu tư và các chủ thể khác được hỗ trợ về vốn từ các giao dịch bảo đảm. Điều này đã dẫn đến một trong những “lỗ hỏng” quan trọng trong quy định của pháp luật, đó là: Nhờ sự cho phép của pháp luật nên các chủ thể đã được an tâm công nhiên “lách luật” mà không phải sợ là pháp luật không cho phép. Ngoài ra, lỗi chủ quan còn thuộc về phía chủ thể được xem như là có “quyền” trong giao dịch bảo đảm, bởi vì: họ tin tưởng rằng cơ chế của pháp luật nhất định là sẽ phù hợp và có vấn đề gì xảy ra thì pháp luật cũng sẽ bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Chính vì như vậy, qua một số phân tích trên cho thấy: Từ bất cập và những “lỗ hỏng” mà quy định của pháp luật “tạo ra” đã dẫn đến hàng loạt những sự việc về “kẻ được lợi người bị thiệt hại”. Trong đó, các chủ thể có thể “thuận buồm xuôi gió” để “lách luật” nhằm thực hiện hàng loạt việc giao dịch của mình còn thiệt hại hay không có thể sẽ do phía chủ thể “có quyền” gánh chịu. Còn về phía chủ thể có “quyền” cũng tự tin rằng: khi tham gia vào giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản dù là vật được hình thành trong tương lai thì cũng sẽ được pháp luật bảo hộ về quyền và lợi ích của mình.
3.2.1.2 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản là tiền hành về tài sản là tiền
Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan của thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản là ngoại tệ và vàng hiện nay là do Bộ luật dân sự hiện hành còn tồn
tại rất nhiều vướng mắc, hạn chế và bất cập. Bởi vì: Trong Bộ luật dân sự hiện hành không có quy định nào định nghĩa về tiền và càng không có điều luật nào quy định bắt buộc tiền khi tham gia vào trong giao dịch dân sự phải là nội tệ, chứ không được phép giao dịch bằng ngoại tệ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chính vì như vậy, điều này đã dẫn đến việc người dân thường xuyên cho nhau vay tài sản là ngoại tệ như trường hợp của anh Đọc là một ví dụ điển hình cho thực trạng trên.
Ngoài ra, quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản là tiền còn tồn tại bất cập, mâu thuẫn và thiếu đồng bộ. Bởi vì: Như đã đề cập, trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành về cơ bản không có điều luật nào là quy định tiền tham gia vào trong giao dịch dân sự bắt buộc phải là nội tệ. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 22 của pháp lệnh ngoại
hối năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì lại quy định: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo cáo, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính vì như vậy, nó đã dẫn đến trường hợp việc người dân đã
nhầm lẫn trong việc xác lập giao dịch liên quan đến tài sản là ngoại tệ như trường hợp của anh Đọc cho ông Thư và bà Tới vay tài sản của mình là 4500 USD. Ngoài ra, không chỉ người dân nhầm lẫn trong việc xác lập giao dịch liên quan đến tài sản là ngoại tệ mà ngay cả những người có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch có đối tượng là ngoại tệ trong giao dịch dân sự cũng bị nhầm lẫn. Điển hình như bản án dân sự Sơ thẩm số 05/2013/DSST ngày 05/4/2013 của Tòa án nhân dân huyện L về giải quyết vấn đề tranh chấp về tài sản giữa anh Đọc và ông Thư, bà Tới trong thực trạng đã được đề cập đến ở phần trên, cho đến khi bản án dân sự Phúc thẩm số 48/2013/DS-PT ngày 31/7/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã tuyên là hợp đồng vay tài sản giữa anh Đọc và ông Thư, bà Tới là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005. Chính vì như vậy đã cho thấy: Quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành với quy định của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 là chưa nhất quán, chưa đồng bộ và mâu thuẫn với nhau dẫn đến việc người dân và Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đã nhầm lẫn trong việc áp dụng quy định của pháp luật về tài sản.
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ quan của việc giao dịch dân sự liên quan đến tài sản là ngoại tệ chủ yếu là do nhận thức hạn chế của người dân trong việc tiếp cận các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản. Người dân tin tưởng vào các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành là: Nếu như trong Bộ luật dân sự hiện hành đã không hề quy định tiền tham gia vào trong giao dịch dân sự thì tiền tham gia vào trong giao dịch dân sự sẽ có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ nên đã sử dụng ngoại tệ để tham gia vào trong giao dịch dân sự. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng là người dân đã biết được quy định tại Điều 22 của Pháp
lệnh ngoại hối năm 2005 nhưng vẫn cố tình “lách luật” để tham gia vào giao dịch dân sự và để rồi một khi bị phát hiện thì sẽ bị pháp luật tuyên bố là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.
Ngoài ra, trên thực tế thì vấn đề cho vay tài sản và các giao dịch khác có đối tượng là ngoại tệ cũng không phải mới xuất hiện đây, mà nó đã được xuất hiện, tồn tại và kéo dài đến nay một khoảng thời gian cũng rất dài. Tuy nhiên, dường như nhà lập pháp đã không có cái nhìn quan tâm sâu sắc và ban hành ra các quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh vấn đề này mà cứ để mặc cho thực tiễn xảy ra và một khi thực tiễn xảy ra vẫn cứ tuyên bố hợp đồng dân sự là vô hiệu theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 và các quy định khác có liên quan. Vấn đề đặt ra là: Bộ luật dân sự là Bộ luật chung nhằm điều chỉnh chủ yếu là hầu hết các vấn đề liên quan đến quan hệ về tài sản nhưng lại không xác định được rõ ràng, cụ thể về quy định này. Như vậy, có thể nói: Quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản còn chưa được rõ ràng, cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn đã và đang diễn ra.
3.2.1.3 Nguyên nhân của thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản là Giấy tờ có giá hành về tài sản là Giấy tờ có giá
Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan của thực trạng áp dụng một số quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản là Giấy tờ có giá chủ yếu là do trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 không đề cập gì đến Giấy tờ có giá bao gồm những loại Giấy tờ nào mà phải dựa vào nhiều quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Chẳng hạn:
Theo quy định tại Điều 1 của Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 thì giấy tờ có giá gồm: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được pháp luật quy định.
Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 thì giấy tờ có giá gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu.
Theo quy định tại khoản 16, Điều 3 của Luật Quản lý nợ công năm 2009 thì giấy tờ có giá gồm: Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ.
Theo quy định tại điểm 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010 thì giấy tờ có giá gồm: Các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 1 của Nghị định 11/2012/NĐ-CP thì giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc,
chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.
Chính vì như vậy, có thể nói: Cách quy định về giấy tờ có giá của mỗi văn bản khác nhau đã xác định các loại giấy tờ nào là giấy tờ có giá cũng khác nhau, việc áp dụng các quy định của pháp luật sẽ không được đồng bộ với nhau, nhiều khi các quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau. Chẳng hạn, sẽ có quan điểm cho rằng loại này là giấy tờ có giá, cũng có quan điểm cho rằng loại kia mới là giấy tờ có giá. Thậm chí là ngay cả cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành ra văn bản đó cũng có thể sẽ hiểu nhầm về giấy tờ có giá, bởi vì quan điểm chủ quan của mình nên họ sẽ cho rằng quy định của mình là hoàn chỉnh nhất, phù hợp nhất và dễ dàng áp dụng nhất. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: văn bản nào mới chính là văn bản quy định một cách thống nhất, hoàn chỉnh, đầy đủ và toàn diện về loại tài sản này. Chính vì vậy, điều này sẽ dẫn đến việc áp dụng pháp luật về giấy tờ có giá cũng không giống nhau, không nhất quán với nhau. Trong khi đó, Bộ luật dân sự hiện hành là một trong những căn cứ quan trọng để xác định giấy tờ có giá thì lại không có quy định nào quy định về giấy tờ có giá và cách xác định như thế nào là giấy tờ có giá, điều này đã dẫn đến việc bất cập của luật hiện hành về tài sản mà cụ thể là giấy tờ có giá, nó đã làm cho người dân nhầm lẫn trong việc xác định Giấy tờ có giá do việc xác định theo tên gọi như thực trạng đã được đề cập đến. Ngoài ra, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về các loại Giấy tờ có giá khác nhau đã làm cho việc áp dụng pháp luật của người dân có phần lung túng trong việc xác định giấy tờ có giá, còn chính những người áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy tờ có giá sẽ phải lung túng trong việc tìm ra cơ sở pháp lý phù hợp để giải quyết vấn đề. Qua một số phân tích trên cho thấy một số quy định của pháp luật hiện hành về tài sản còn nhiều bất cập, đôi khi dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu đồng bộ.
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ quan chủ yếu dẫn đến việc gây ra nhiều bức xúc trong dư luận thông qua việc ban hành ra văn bản số 141/TANDTC-KHXX ngày 21 tháng 9 năm 2011 về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản là do Cơ quan có thẩm quyền ban hành ra văn bản áp dụng pháp luật mà lại không có ý thức trách nhiệm đối với việc ban hành ra văn bản của mình để hướng dẫn cho người dân nhằm giúp cho người dân có cách nhìn nhận đúng đắn đối với Giấy tờ có giá và các loại Giấy tờ có giá, cũng như quy chế pháp lý, thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp phát sinh đối với các loại Giấy tờ này. Điều này đã dẫn đến nỗi bức xúc không hề nhẹ trong dư luận và người dân “đã mờ nay còn mù tịt” trong vấn đề cách hiểu về Giấy tờ có giá và cơ chế pháp lý điều chỉnh và trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan sẽ do Cơ quan nào phụ trách để bảo vệ quyền và lợi ích của họ, một khi quyền và lợi ích đó bị xâm hại. Chính vì như vậy, có thể nói: Nguyên nhân chủ quan của thực trạng này chủ yếu là
do trách nhiệm của Cơ quan có thẩm quyền đã không có ý thức trách nhiệm trong việc ban hành ra văn bản hướng dẫn pháp luật của mình.