6. Bố cục của đề tài
3.3.1.2 Một số giải pháp về tài sản là tiền
Thứ nhất: Nên quy định rõ ràng, cụ thể về tài sản là tiền bao gồm loại nào sẽ được phép giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành. Theo đó, trong Bộ luật
dân sự nên có một quy định nhằm định nghĩa về tiền như định nghĩa về tài sản theo quy
định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005. Chẳng hạn: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú đều
phải được thực hiện bằng nội tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trên lãnh thổ Việt Nam nội tệ chính là tiền Việt Nam, ký hiệu là VNĐ. Như vậy, chỉ một quy định
ngắn gọn này có thể đã giải quyết được những thực trạng phát sinh như hiện nay, đó là việc người dân giao dịch bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và dẫn đến tình trạng là hợp đồng dân sự vô hiệu và không được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai: Nên thống nhất giữa quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và quy định của pháp lệnh ngoại hối năm 2005 về việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản là tiền. Hiện tại, trong Bộ luật dân sự chỉ dùng từ ngữ chung chung là tiền để chỉ một loại
tài sản tham gia vào giao dịch dân sự mà không hề quy định cụ thể về tiền sẽ tham gia vào trong giao dịch dân sự là loại tiền nào. Trong khi đó, pháp lệnh ngoại hối năm 2005
mà cụ thể là Điều 22 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo cáo, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.. Chính điều này đã dẫn đến việc ngay cả những người thực thi pháp
luật cũng vướng phải sự nhầm lẫn trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề này. Chính vì như vậy mới cần nên thống nhất giữa các quy định này nhằm giúp cho việc áp dụng và thực thi pháp luật sẽ được thuận tiện, dễ dàng.
Thứ ba: Nên sửa đổi quy định tại Điều 22, pháp lệnh ngoại hối năm 2005. Theo đó, quy định này nên được sửa lại như sau: Trên lãnh thổ Việt Nam, trong một số giao dịch của người cư trú, người không cư trú có thể được thực hiện bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bởi vì: Nếu trong một tình huống cấp bách xảy ra, một
người nào đó không có đủ tiền để xoay sở thì bắt buộc phải đi vay, mượn tiền của người khác để sử dụng. Tuy nhiên, người cho vay hoặc cho mượn tiền đó không có sẵn nội tệ mà chỉ có ngoại tệ thì chẳng lẽ phải chạy ra nơi cho phép giao dịch tài sản là ngoại tệ để quy đổi ra nội tệ, nhưng nếu trong khoảng thời gian đó mà xảy ra tình huống bất ngờ thì sao? Ngoài ra, trên thực tiễn hiện nay việc cho vay hoặc cho mượn tài sản là nội tệ cũng đang diễn ra phổ biến. Chính vì như vậy, nên điều chỉnh quy định của pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn.