6. Bố cục của đề tài
2.2 Quy định của pháp luật dân sự hiện hành về phân loại tài sản
Có rất nhiều cách thức khác nhau để phân loại tài sản. Chẳng hạn, trong luật la tinh thì phân loại tài sản thành động sản và bất động sản, tài sản hữu hình và tài sản vô hình, vật tiêu hao và vật không tiêu hao, vật cùng loại và vật đặc định, vốn và lợi tức, vật được sở hữu và vật không được sở hữu, tài sản công và tài sản tư. Còn trong luật Anh-Mỹ thì
có quyền sở hữu đối vật (real property hoặc realty) và quyền sở hữu đối nhân (personal
58
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Điều 181. 59
property hoặc personalty hoặc chattels); đất đai và các tài sản khác bao gồm tiền, động
sản hữu hình mà không phải là tiền, động sản vô hình và funds60.
Cũng tương tự như cách phân loại tài sản trong hệ thống pháp luật la tinh thì trong luật dân sự Việt Nam cũng phân loại tài sản theo hướng động sản và bất động sản, vật tiêu hao và vật không tiêu hao, vật cùng loại và vật đặc định,…. Bộ luật dân sự năm 1995, cũng như Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta đã quy định chương “các loại tài sản” thì trong đó, cách phân loại tài sản thành bất động sản và động sản được xếp ở vị trí đầu tiên. Tuy trong cả hai Bộ luật dân sự không đề cập gì đến cách phân loại tài sản thành phân loại chính và phân loại mang tính chất phụ, nhưng qua đó chúng ta có thể hiểu rằng: cách phân loại tài sản thành “bất động sản và động sản” là cách phân loại chính, còn các cách phân loại khác được xem như là phân loại phụ (phân loại thứ cấp).