6. Bố cục của đề tài
2.1.4 Quyền tài sản
Trước hết thì: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ58”. Nghĩa là, quyền tài sản là những
quyền phải trị giá được bằng tiền và gắn liền với một tài sản nhất định, mà khi thực hiện những quyền đó thì chủ sở hữu sẽ có được một tài sản. Đồng thời, những quyền này cũng có thể được chuyển giao trong giao dịch dân sự, dù đó là quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó thì quyền tài sản trước tiên phải được hiểu là xử sự được phép của chủ thể mang quyền. Quyền ở đây chính là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền này phải trị giá được bằng tiền hay nói cách khác là phải tương đương với một đại lượng vật chất nhất định – tiền. Quyền tài sản thì có rất nhiều nhưng chỉ những quyền tài sản nào có thể trở thành đối tượng trong các giao dịch dân sự thì mới được coi là tài sản theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã công nhận một số quyền tài sản là tài sản như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ59,…
Từ những lý luận chung trên về tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam thì ta có thể rút ra kết luận rằng: Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta không đưa ra khái niệm như thế nào là tài sản (theo nghĩa pháp lý) mà chỉ đưa ra khái niệm tài sản theo kiểu
liệt kê được quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 là “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Đây là cách quy định tài sản mang tính liệt kê chứ
không mang tính bao quát, nói đúng hơn thì cách định nghĩa tài sản này thực chất chính là một cách thức phân loại tài sản. Theo quy định đó thì tài sản được liệt kê theo kiểu khép kín và tài sản chỉ tồn tại ở một trong bốn loại (vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản). Trong đó, vật, tiền và giấy tờ có giá được tồn tại dưới dạng tài sản hữu hình, còn quyền tài sản thì tồn tại dưới dạng hữu hình hóa (tài sản vô hình) và nó được thực hiện thông qua sự tác động của con người dựa trên quy định của pháp luật. Ngoài ra, không phải bất kỳ thứ gì cũng được xem là tài sản mà nó chỉ được xem là tài sản khi nó thỏa mãn một số yêu cầu nhất định về tài sản.