6. Bố cục của đề tài
3.3.2 Giải pháp về phân loại tài sản
Với thực trạng hiện nay về việc phân loại và công nhận một loại “tài sản” mới thì cần
phải có một cơ chế pháp lý thích hợp để giải quyết được vấn đề. Chính vì như vậy, trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành nên điều chỉnh về cách định nghĩa tài sản theo quy định tại Điều 163. Với cách định nghĩa về tài sản theo kiểu liệt kê khép kín như hiện nay
đã dẫn đến tình trạng xuất hiện một loại “tài sản” mới như “tài sản ảo” hiện nay mà trên thực tế không biết có nên công nhận nó là một loại tài sản hay không? Nếu có thì cơ chế pháp lý nào sẽ được áp dụng trong trường hợp này. Chính vì như vậy, điều luật này nên
được sửa đổi, bổ sung như sau: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản và một số loại tài sản khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu trong thực tiễn có
phát sinh thêm một số loại “tài sản” khác thì các loại “tài sản” đó cũng vẫn sẽ được sự điều chỉnh của cơ chế pháp lý phù hợp.
Qua một số giải pháp đã nêu lên và đã được phân tích là nhằm giải quyết, khắc phục hoặc hạn chế những thực trạng chung phát sinh trên thực tế hiện nay. Nói tóm lại, một số giải pháp đó chính là một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất: Một số quy định của pháp luật nên được quy định một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu. Đồng thời, nên bãi bỏ một số quy định của pháp luật mà không còn phù hợp.
Thứ hai: Một số quy định của pháp luật về tài sản nên bám sát với thực tiễn.
Thứ ba: Nên có một Cơ quan chuyên phụ trách riêng về việc thẩm định các “dự án” Luật.
Thứ tư: Một số Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật nên có ý thức trách nhiệm trong việc ban hành ra văn bản.
Thứ năm: Ở từng địa phương nên tự thiết lập một cơ chế giám sát về tài sản trong từng hộ gia đình.
Thứ sáu: Nên tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật các vấn đề liên quan đến tài sản rộng rãi trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức của người dân trong việc áp dụng pháp luật vào trong thực tiễn.
Thứ bảy: Quy định của pháp luật nên dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra trên thực tế.
Tuy nhiên, một số giải pháp nêu trên cũng chỉ mang tính chất tương đối. Theo đó, hoặc là giải quyết được vấn đề một cách triệt để, hoặc chỉ là giải pháp nhằm hạn chế các vấn đề phát sinh trên thực tiễn hiện nay.
KẾT LUẬN
Tài sản luôn được xem là đề tài “muôn thuở”, là vấn đề được xem là bàn mãi mà không có điểm dừng. Tuy tài sản là khái niệm đã được hình thành và xuất hiện cách đây một khoảng thời gian rất dài, gần như xuất hiện và tồn tại song song với xã hội của loài người nhưng nó lại là một trong những vấn đề phát sinh không thể xác định được điểm dừng. Vì vậy, để hiểu được thế nào là tài sản và các vấn đề áp dụng liên quan đến tài sản thì không thể nào giải thích được một cách đầy đủ và triệt để nhất, mà nó chỉ được giải quyết vấn đề theo quan niệm tương đối. Bởi lẽ, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau về khách quan và chủ quan như: từng thời điểm của những giai đoạn lịch sử khác nhau hay quan điểm chủ quan của con người (quan điểm của nhà lập pháp) khác nhau đối với từng thời kỳ khác nhau cũng sẽ có cách xác định khác nhau. Bằng chứng là qua việc Nhà nước ta đã từng ban hành hai Bộ luật dân sự quan trọng (Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005), trong đó có một số quy định nhằm điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến tài sản. Tuy không thể phủ nhận rằng hai Bộ luật dân sự này có những điểm tiến bộ vượt bậc riêng của mình. Việc hai Bộ luật dân sự này ra đời đã góp phần không nhỏ vào việc quản lý trật tự nền kinh tế của xã hội và thể hiện trình độ kỹ năng lập pháp của nước ta. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng cả hai Bộ luật này cũng đã tồn tại không ít những hạn chế và bất cập riêng của mình.
Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành xác định khái niệm tài sản theo kiểu liệt kê. Theo đó, tài sản chỉ bao gồm một trong bốn loại sau. Đó là: vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc các quyền tài sản. Nhưng, cần lưu ý rằng không phải bất kỳ chúng đều là tài sản, mà chúng phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định phù hợp với đặc tính riêng của chúng thì chúng mới có thể được xem là tài sản. Mỗi loại tài sản trên đều có những đặc điểm riêng, những yêu cầu riêng của mình khi được xem xét dưới khía cạnh là một tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, chúng có cùng một số đặc điểm chung về tài sản. Đó là, chúng luôn là đối tượng của hầu hết các quyền sở hữu và là đối tượng trong lưu thông dân sự; tài sản có giá trị thể hiện ở việc chúng được trị giá bằng tiền, chính vì như vậy mà tiền chính là thước đo giá trị của các loại tài sản khác (vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản) và các loại tài sản khác có thể quy đổi ra thành tiền; tài sản tồn tại rất đa dạng, có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí và các dạng khác mà con người có thể xác định được sự tồn tại của nó; ngoài ra, tài sản phải mang lại lợi ích vật chất hoặc lợi ích về tinh thần cho con người.
Dù vật, tiền, giấy tờ có giá hay các quyền tài sản là gì đi nữa thì chúng cũng chỉ được phân loại thành: động sản hoặc bất động sản (được xem là phân loại chính thức) hay tài sản gốc hoặc hoa lợi, lợi tức; tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai; tài sản cấm lưu thông, tài sản hạn chế lưu thông hoặc tài sản tự do lưu thông; tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản không có đăng ký quyền sở hữu; tài sản vô hình hoặc
tài sản hữu hình,… (được xem là một số cách phân loại thứ cấp). Trong đó, “vật” chính là một loại tài sản đặc biệt, được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống hoặc trong các giao dịch dân sự. Chính vì như vậy, tuy chưa có khái niệm pháp lý nào của Bộ luật dân sự hiện hành quy định về vật nhưng Bộ luật dân sự cũng đã quy định một cách khá rõ ràng, chi tiết và cụ thể về cách phân loại vật. Theo đó, thì vật được phân loại thành: vật chính và vật phụ, vật chia được và vật không chia được, vật cùng loại và vật đặc định, vật tiêu hao và vật không tiêu hao, vật đồng bộ và vật không đồng bộ. Mỗi cách phân loại về tài sản và mỗi cách phân loại về vật có những ý nghĩa pháp lý riêng của nó.
Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về tài sản thì các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành đã tỏ ra không ít hạn chế, bất cập có thể được xem như là một yếu tố không bắt kịp được với xu hướng của thời đại mới – thời đại tiên tiến của khoa học, công nghệ và thời đại tiến bộ của kinh tế thị trường. Chẳng hạn như liên quan đến các vụ tranh chấp mà đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai như vụ việc thế chấp 47 căn biệt thự tại Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây; hoặc một số vụ việc liên quan đến việc giao dịch vàng
“ảo”, các vụ tranh chấp về “tài sản ảo”; hợp đồng cho vay tài sản có liên quan đến đối
tượng cho vay là nội tệ,…
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân đã dẫn đến những thực trạng trên. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do: một số quy định của pháp luật còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc, chồng chéo, chưa nhất quán và thiếu đồng bộ; cách định nghĩa về tài sản và cách phân loại tài sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam còn chưa hợp lý; chưa có cách xác định chung về tài sản, cũng như điều kiện để được xem là tài trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành, một số quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản chưa phù hợp với thực tiễn áp dụng, Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật đã thiếu ý thức trách nhiệm trong việc ban hành ra văn bản, quy định của pháp luật về tài sản chưa bắt kịp (chưa dự liệu) được xu hướng phát triển của thời đại mới, nhận thức của người dân trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về tài sản
vào trong đời sống thực tiễn. Chính vì như vậy, trong Bộ luật dân sự của nước ta cần có
cơ chế điều chỉnh lại cách định nghĩa, cũng như khái niệm về tài sản theo Điều 163 của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 nhằm làm cho mọi người đều có cái nhìn và cách hiểu về tài sản một cách thống nhất và nhất quán hơn; quy định lại cách phân loại về tài sản, xác định lại loại nào là tài sản và loại nào không phải là tài sản; cần ban hành một văn bản riêng nhằm hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật về tài sản, phân loại tài sản, ý nghĩa pháp lý của tài sản, một số quy định của pháp luật nên được quy định một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu. Đồng thời, nên bãi bỏ một số quy định của pháp luật mà không còn phù hợp; một số quy định của pháp luật về tài sản nên bám sát với thực tiễn; nên có một Cơ quan chuyên phụ trách riêng về việc thẩm định các “dự án”
Luật; một số Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn và áp dụng pháp luật nên có ý thức trách nhiệm trong việc ban hành ra văn bản; ở từng địa phương nên tự thiết lập một cơ chế giám sát về tài sản trong từng hộ gia đình; nên tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật các vấn đề liên quan đến tài sản rộng rãi trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức của người dân trong việc áp dụng pháp luật vào trong thực tiễn; quy định của pháp luật nên dự liệu trước những tình huống có thể xảy ra trên thực tế.
Có thể nói: do Bộ luật dân sự đã có nhiều bất cập nên đã tạo nên những nguyên nhân
này nối tiếp nguyên nhân khác, chính những nguyên nhân này lại “châm ngòi” cho
những nguyên nhân khác phát triển và ngày càng khó giải quyết và nhiều nguyên nhân phát sinh đã dẫn đến việc tìm ra văn bản để điều chỉnh và áp dụng nhằm giải quyết triệt để hoặc hạn chế được vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, đối với các vấn đề đã và đang diễn ra trên thực tế hiện nay thì dù văn bản có được ban hành thì chỉ có thể hạn chế đến mức tối đa cho các vấn đề có thể sẽ xảy ra, nhưng vấn đề đã và đang diễn ra thì sẽ có thể không được giải quyết hoặc giải quyết nhưng sẽ không được triệt để. Như vậy, việc cấp bách của Bộ luật dân sự hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc điều chỉnh các vấn đề về tài sản cần có những cơ chế điều chỉnh riêng về việc thống nhất các quy định của pháp luật về tài sản nhằm hạn chế tình trạng xảy ra trước mắt và kịp thời ngăn chặn những tình huống có thể sẽ diễn ra trong tương lai, đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực 1. Bộ luật dân sự năm 1995.
Văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực 1. Bộ luật dân sự năm 2005.
2. Bộ luật hàng hải năm 2005.
3. Luật phòng, chống ma túy năm 2000.
4. Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005. 5. Luật chứng khoán năm 2006.
6. Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán năm 2006. 8. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 9. Luật quản lý nợ công năm 2009.
10. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. 11. Luật đất đai năm 2013.
12. Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.
13. Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.
14. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ. 15. Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.
16. Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực ngày 10/4/2012).
17. Nghị định số 161/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán đóng mới tàu biển.
18. Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30-6-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam.
19. Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 20. Thông tư số 17/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 01
tháng 8 năm 2014 quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý.
Sách, báo, tạp chí
1. Bùi Đăng Hiếu, Tiền - Một loại tài sản trong quan hệ pháp luật dân sự, tạp chí Luật
học, số 01, năm 2005.
2. Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 - Tập 1, NXB chính
3. Lê Đình Nghị - Nguyễn Thị Ánh Vân – Vương Thanh Thúy – Vũ Thị Hồng Yến,
Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - tập 1, NXB giáo dục Việt Nam.
4. Ngô Huy Cương, Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ luật Dân sự 2005 và định hướng cải cách, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, NXB chính trị
Quốc gia Hà Nội, số 03 (212), năm 2012.
5. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - tập 1, NXB Đại học Cần
Thơ, 2008.
6. Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, NXB trẻ
thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
7. Phùng Trung Tập, Vật khi nào được coi là tài sản, tạp chí Tòa án nhân dân, Hà Nội,
số 02, tháng 01-2007.
Trang thông tin điện tử
1. Báo điện tử Người đưa tin, Kiện đòi ngân hàng hơn 8 nghìn lượng vàng bất thành,
Phiên Giang, http://www.nguoiduatin.vn/kien-doi-ngan-hang-hon-8-nghin-luong- vang-bat-thanh-a36461.html, [truy cập ngày 07-11-2014].
2 Báo Điện tử Pháp luật Việt Nam, TANDTC ra văn bản thiếu tiến bộ, vô cảm với người dân?, Ban pháp luật và bạn đọc, http://baophapluat.vn/nhip-cau-cong- ly/tandtc-ra-van-ban-thieu-tien-bo-vo-cam-voi-nguoi-dan-150747.html, [truy cập ngày 08-11-2014].
3. Báo Người lao động điện tử, Bi hài tranh chấp, kiện tụng, Duy Nhân,
http://nld.com.vn/phong-su-ky-su/bi-hai-tranh-chap--kien-tung- 2013121409073116.htm, [truy cập ngày 08-11-2014].
4. Báo Người lao động điện tử, Tài sản tranh chấp bị “xẻ thịt”, Tuấn Minh,
http://nld.com.vn/phap-luat/tai-san-tranh-chap-bi-xe-thit-20131215081543702.htm, [truy cập ngày 08-11-2014].
5. Bi hài câu chuyện phân chia...tài sản ảo của cặp vợ chồng 9x,
http://gamehub.vn/hub/bi-hai-cau-chuyen-phan-chia-tai-san-ao-cua-cap-vo-chong- 9x.8284/, [truy cập ngày 28/10/2014].
6. Khoa văn học và ngôn ngữ - trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hoàng Việt luật lệ trong mối quan hệ so sánh với Đại Thanh luật lệ, Phạm Ngọc Hường,