Vật chính và vật phụ

Một phần của tài liệu tên dề tài: quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản thực tiễn áp dụng và một số giải pháp (Trang 34)

6. Bố cục của đề tài

2.1.1.1 Vật chính và vật phụ

Dựa vào mối liên hệ và sự phụ thuộc về công dụng của các vật đối với nhau mà vật được phân thành vật chính và vật phụ. Trong đó:

“Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng34”. Nghĩa là,

vật chính được sử dụng mà không cần phải có vật khác đi kèm theo nhưng vẫn khai thác

33

Phùng Trung Tập, Vật khi nào được coi là tài sản, tạp chí Tòa án nhân dân, Hà Nội, số 02, tháng 01-2007, trang

20 - 22. 34

được công dụng của nó. Chẳng hạn như tivi, máy điều hòa, máy ảnh,... Như vậy, vật chính là vật có thể được nhận biết với đầy đủ các tính năng, cấu tạo mà không cần bất cứ một vật nào khác (vật phụ) hỗ trợ.

“Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính35”. Chẳng hạn như nếu xem máy

ảnh là vật chính thì vỏ máy ảnh sẽ được xem như vật phụ, hoặc nếu như xem ngôi nhà là vật chính thì những cánh cửa sẽ được xem như là vật phụ,... Như vậy, vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho vật chính nhằm khai thác các công dụng và tính năng của vật chính mà thông thường là nó sẽ làm giá trị của vật chính được tăng lên nhưng không hẳn nó là một yếu không thể thiếu được với vật chính. Ngoài ra, một khi nó được tách ra khỏi vật chính thì nó có thể trở thành một tài sản độc lập và có những công dụng đặc thù riêng của mình. Với công dụng là phục vụ trực tiếp cho việc khai thác công dụng của vật chính nên về nguyên tắc cơ bản thì vật chính và vật phụ có thể được xem là đối tượng thống nhất, thuộc về cùng một chủ sở hữu. Căn cứ theo Điều 176, khoản 2 của Bộ luật dân sự hiện

hành: “Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”, thì nếu như một khi các bên không có thỏa thuận gì

khác thì vật phụ sẽ được đi kèm với vật chính khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính. Chẳng hạn như trong ví dụ trên, một khi ngôi nhà được bán thì những cánh cửa cũng sẽ được chuyển giao cho người mua, nếu như các bên không có thỏa thuận khác. Còn nếu như các bên có thỏa thuận khác như chỉ cần giao vật chính mà không cần giao ra vật phụ thì các bên có thể tuân theo thỏa thuận đó do vật chính và vật phụ có thể tồn tại độc lập với nhau mà không cần phụ thuộc vào nhau. Cũng cần lưu ý rằng một khi vật chính được mua bán, tặng cho, trao đổi,... thì mặc nhiên vật phụ cũng sẽ được đi theo, ngoại trừ việc các bên có thỏa thuận khác.

Về phương diện vật lý thì vật chính và vật phụ là hai vật có thể hoàn toàn tách rời nhau được. Tuy nhiên, trên thực tế, do giá trị và ý nghĩa về kinh tế thì vật này và vật kia (vật chính và vật phụ) một khi chúng đi kèm với nhau thì sẽ làm cho giá trị của chúng được tăng lên. Chính vì như vậy, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì do với mong muốn tăng giá trị cạnh tranh và thu hút khách hàng nên ngoài việc ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm (xem như là vật chính) của mình, các nhà doanh nghiệp hoặc các nhà phân phối sản phẩm cũng đã cải tiến một số mẫu mã bên ngoài như hình dáng và màu sắc cho các hộp xốp, túi ni lông, bao bì (xem như là vật phụ) với hình thức đẹp mắt hơn. Vì thế, ngày nay vật phụ cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ở trên thị trường.

35

Ngoài ra, việc phân loại thành vật chính và vật phụ có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định đúng nghĩa vụ giao vật. Bởi lẽ vật phụ được tạo ra là nhằm mục đích để phục vụ cho việc khai thác các công dụng, tính năng của vật chính và luôn đi kèm với vật chính nên một khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ nếu như không có thỏa thuận khác giữa các bên36.

Một phần của tài liệu tên dề tài: quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản thực tiễn áp dụng và một số giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)