6. Bố cục của đề tài
1.4.3.1 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995
“Với chính sách kinh tế thị trường, bắt đầu từ năm 1987, việc tích lũy của cải trong khu vực tư nhân được khuyến khích và, như là một hệ quả tất yếu, lưu thông dân sự phát triển nhanh. Nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ tài sản càng lúc càng trở nên rất phong phú và đa dạng trong dân cư, trong thời gian ngắn, Nhà nước đã xây dựng hàng loạt quy phạm pháp luật dân sự, được ghi nhận trong nhiều văn bản lập pháp và lập quy: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Luật Đất đai năm 1987; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987; Luật quốc tịch năm 1988; các Nghị định số 27, 28, 29 ngày 9/3/1998 và số 170 ngày 14/11/1988 về kinh tế ngoài quốc doanh; các Nghị định số 85 ngày 13/5/1988, số 200 và 201 ngày 28/12/1988 về sở hữu công nghiệp; Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ năm 1988; Pháp lệnh sở hữu công nghiệp năm 1989; Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989; Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Pháp lệnh nhà ở và Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991; Luật Đất đai năm 1993; Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994;… Tuy các pháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn với nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Những kinh nghiệm từ việc áp dụng các văn bản nói trên đã được đúc kết; những nghiên cứu mang tính học thuật về di sản pháp luật dân sự Việt Nam, về tục lệ truyền thống… đặc biệt nghiên cứu luật so sánh cũng được thực hiện một cách nghiêm túc và khẩn trương, song song với việc áp dụng các văn bản này. Toàn bộ kết quả của những việc đó, cùng với các dự báo về khả năng phát triển của các quan hệ dân sự trong xã hội Việt Nam, đã đặt cơ sở cho việc xây dựng dự án Bộ luật dân sự Việt Nam năm 199528”.
Với sự phát triển của nền kinh tế thời đại thì vấn đề trao đổi, mua bán và lưu thông hàng hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp. Vì vậy mà nước ta cần phải có một hệ thống pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ diễn ra trong đời sống xã hội. Chính vì như vậy, trong lịch sử lập pháp của nước ta lần đầu tiên đã ban hành ra một Bộ luật có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của toàn thể nhân dân và đặc biệt là ảnh
27
Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - tập 1, NXB Đại học Cần Thơ, 2008, tr. 102.
28
Thông tin pháp luật dân sự, Ứng dụng của Luật so sánh trong xây dựng Bộ luật dân sự của Việt Nam., Phạm Trí
hưởng to lớn đến việc quản lý nền kinh tế đất nước. Đó là việc Bộ luật dân sự năm 1995 được ban hành.
Ngày 28 tháng 10 năm 1995, Quốc hội thứ IX tại kỳ họp thứ 8 đã thông qua Bộ luật dân sự và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 1996. Nó đã đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp của đất nước. Sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 1995 là công trình pháp điển hóa pháp luật dân sự đầu tiên từ khi đất nước Việt Nam thống nhất, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc thay đổi nhận thức về mối quan hệ Nhà nước và đời sống dân sự. Bộ luật dân sự năm 1995 được xem như là một trong những Bộ luật lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có thể nói Bộ luật này có tầm quan trọng đứng
thứ hai sau Hiến pháp. Theo đó, Bộ luật dân sự góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc hình thành trong lịch sử lâu dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh29. Bộ luật dân sự năm 1995 được ban hành có tổng cộng là 838 điều, trong đó có 7 phần, 35 chương và 54 mục. Trong đó, chế định về tài sản và quyền sở hữu được quy định tại phần thứ hai của Bộ luật dân sự năm 1995.
Có thể nói, Bộ luật dân sự năm 1995 đã xác định được trọng tâm của vấn đề nhằm bắt kịp với xu hướng của thời đại mới. Đó là việc xác định đúng tính cấp thiết của nhu cầu thực tế về đời sống của con người thông qua việc ban hành ra các quy định về tài sản. Đây chính là một bước tiến rất có ý nghĩa và rất quan trọng trong việc mở ra một trang mới cho kỹ năng lập pháp của nước ta. Tuy nhiên, do việc phát triển nền kinh tế xã hội trong đời sống của con người ngày càng tăng cao, khoa học và công nghệ phát triển một cách nhanh chóng. Ngoài ra, do Bộ luật dân sự năm 1995 là một Bộ luật có tầm vĩ mô nhưng cũng là Bộ luật dân sự lần đầu tiên được Nhà nước ta ban hành nên không thể tránh khỏi việc có một số vấn đề bất cập đáng kể mà Bộ luật không quy định. Chính vì như thế mà Nhà nước ta lại tiếp tục ban hành ra Bộ luật dân sự thứ hai, đó chính là Bộ luật dân sự năm 2005.