6. Bố cục của đề tài
2.1.1.3 Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Dựa vào việc xác định đặc tính vật lý và giá trị sử dụng của tài sản là vật thì Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định việc phân loại vật thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Trong đó:
“Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu40”. Chẳng hạn như gạo, thực phẩm,... là
những vật mà sau khi sử dụng qua một lần thì chúng sẽ mất đi về mặt vật chất hoặc không còn giữ nguyên được hình dáng, tính chất vật lý và tính năng sử dụng như ban đầu. Ngoài ra, một số vật có thể bị giảm sút về số lượng, chất lượng, trọng lượng, hoặc thậm chí bị biến đổi thành vật khác, tồn tại ở một trạng thái khác thì chúng cũng được gọi là vật tiêu hao. Chẳng hạn như xà phòng sau khi được qua một lần sử dụng thì nó sẽ bị giảm trọng lượng hoặc biến đổi thành một dạng vật chất khác, xi măng sau khi sử dụng chúng sẽ biến thành một vật khác, hoặc thực phẩm một khi được sử dụng chắc chắn nó sẽ bị biến dạng hoặc mất đi,... Chính vì như vậy, theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy
định tại Điều 178, khoản 1: “Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn”. Thật vậy, bởi lẽ chắc chắn một điều rằng nếu một vật mà là
đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn tài sản, cũng đồng nghĩa với việc chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê hoặc bên mượn tài sản trong một thời hạn nhất định thì khi đó, một khi hết thời hạn hợp đồng thì bên thuê hoặc bên mượn tài sản phải trả lại tài sản đó cho bên cho thuê hoặc bên cho mượn tài sản đúng như hình dạng, kích thước và trạng thái ban đầu vốn có. Tuy nhiên, do đây là một vật tiêu hao cho nên bên thuê hoặc bên mượn tài sản chắc chắn không thể thực hiện được đúng nghĩa vụ trả lại vật đó. Vì thế, vật tiêu hao không thể trở thành đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn tài sản mà chúng có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.
“Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu41”. Chẳng hạn như xe máy, quạt gió,
bàn ghế, điện thoại,... là những vật mà khi sử dụng chúng qua nhiều lần mà cơ bản nó vẫn giữ được đặc tính, hình dáng và trạng thái ban đầu vốn có của mình.
Như vậy, Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta phân loại tài sản là vật thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định đối tượng của hợp đồng dân sự. Chẳng hạn như vật tiêu hao thì không thể trở thành đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn (vay) tài sản mà nó có thể trở thành đối tượng của hợp
40
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Điều 178, khoản 1. 41
đồng mua bán tài sản hoặc ngược lại, tài sản là vật không tiêu hao thì có thể trở thành đối tượng của tất cả các loại hợp đồng dân sự nói trên.