6. Bố cục của đề tài
3.1.1 Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về khái niệm
Với những quy định của pháp luật hiện hành về tài sản như hiện nay thì đã được áp dụng vào thực tiễn cũng tương đối hoàn chỉnh và cũng tuân theo một số quỹ đạo nhất định. Nghĩa là, pháp luật quy định như thế nào thì những người áp dụng pháp luật sẽ tiến hành áp dụng pháp luật như thế ấy để tiến hành bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đó một khi quyền lợi của họ về tài sản bị xâm hại đến. Tuy nhiên, không phải lúc nào những quy định đó của pháp luật về tài sản cũng có thể được mang ra áp dụng một cách dễ dàng nhằm giải quyết mọi tranh chấp phát sinh về tài sản được. Cũng chính vì như vậy mà cần phải xem xét đến thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản hiện nay là như thế nào? Tìm ra nguyên nhân đã dẫn đến những thực trạng ấy. Qua đó, nêu lên một số giải pháp để giải quyết hoặc hạn chế được những hạn chế đã và đang tồn tại của Luật như hiện nay.
3.1 Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản
3.1.1 Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về khái niệm tài sản sản
Theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự vẫn chưa định nghĩa
được thế nào là tài sản, mà thực chất với cách định nghĩa này thì Bộ luật dân sự Việt Nam đã thừa nhận một cách phân loại khác của tài sản. Chính vì như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến vấn đề khái niệm về tài sản là sẽ được hiểu như thế nào. Qua đó, đã có một số quan điểm sau:
Một số quan điểm thì cho rằng: tài sản là đối tượng của quyền sở hữu84. Cách khái niệm về tài sản như thế thì không sai nhưng rất khó khả thi. Tuy nhiên, nếu muốn định nghĩa được thế nào là tài sản thì lại phải thông qua khái niệm về quyền sở hữu theo quy định tại Điều 164 của Bộ luật dân sự năm 2005. Nhưng, có một vấn đề là: Theo quy định tại Điều 164 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật dân sự lại vẫn dùng cách định nghĩa
quyền sở hữu theo kiểu liệt kê như đã định nghĩa về tài sản. Theo đó, “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. Điều này sẽ dẫn đến một vòng lẩn quẩn khác, bởi vì: cứ những gì là
đối tượng của quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật thì được xem là tài sản. Ngoài ra, để hiểu thế nào là quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt thì lại phải dựa vào các quy định khác của Bộ
84
Những vấn đề lí luận và thực tiễn về khái niệm tài sản theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005, http://doc.edu.vn/tai-
lieu/tieu-luan-nhung-van-de-li-luan-va-thuc-tien-ve-khai-niem-tai-san-theo-dieu-163-bo-luat-dan-su-2005-39628/, [truy cập ngày 31/10/2014].
luật dân sự năm 2005. Điều này còn dẫn đến việc khó xác định tài sản và không rõ ràng hơn là cách định nghĩa hiện thời của tài sản.
Cũng có một số quan điểm khác thì cho rằng: tài sản bao gồm động sản và bất động sản85. Đây thực chất lại là cách phân loại khác của tài sản chứ không phải là định nghĩa về tài sản và lại rơi vào vòng lẩn quẩn như trường hợp trên. Theo đó, trước tiên để hiểu thế nào là tài sản thì phải hiểu được thế nào là bất động sản và động sản. Ngoài ra, nếu theo định nghĩa quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì quyền tài sản được xếp vào động sản hay bất động sản? Điều này, dẫn đến việc giải quyết khái niệm về tài sản chưa triệt để và chưa hợp lý.
Ngoài một số quan điểm trên thì lại có một số quan điểm khác cho rằng: tài sản là những gì phải trị giá được bằng tiền86. Quan điểm này vẫn chưa hợp lý, bởi vì: nếu tài sản là phải trị giá được bằng tiền thì tiền sẽ được trị giá bằng gì? Ngoài ra, cứ những gì mà trị giá được bằng tiền thì cũng được xem là tài sản, vậy thì những vật cấm lưu thông có được xem là tài sản hay không? bởi lẽ, những vật cấm lưu thông thì sẽ không được tham gia vào dịch dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Như vậy, cách hiểu về tài sản như thế này cũng không hợp lý.
Trên đây là ba trong số nhiều quan điểm khác nhau của cách hiểu về tài sản. Như vậy, do không có khái niệm pháp lý nào trong Bộ luật dân sự năm 2005 là khái niệm về tài sản đã dẫn đến nhiều cách hiểu chưa đúng về tài sản như thực tế hiện nay.
Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành dường như chưa định nghĩa được như thế nào là vật và như thế nào là giấy tờ có giá mà phải dựa vào nhiều văn bản khác nhau để xác định giấy tờ có giá và xác định vật chủ yếu là dựa vào một số lý luận chung để xem khi nào chúng được xem là tài sản, khi nào chúng không được xem là tài sản. Như vậy, do Bộ luật dân sự Việt Nam chỉ quy định một cách chung chung, bao quát về định nghĩa tài sản nhưng lại không định nghĩa được cụ thể tài sản là gì? trong đó định nghĩa vật, tiền và giấy tờ có giá lại là gì thì Bộ luật dân sự Việt Nam chưa hề đề cập đến. Chính vì như vậy, nó đã dẫn đến nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau trong dư luận.
3.1.1.1 Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản là vật được hình thành trong tương lai vật được hình thành trong tương lai
85
Những vấn đề lí luận và thực tiễn về khái niệm tài sản theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005, http://doc.edu.vn/tai-
lieu/tieu-luan-nhung-van-de-li-luan-va-thuc-tien-ve-khai-niem-tai-san-theo-dieu-163-bo-luat-dan-su-2005-39628/, [truy cập ngày 31/10/2014].
86
Những vấn đề lí luận và thực tiễn về khái niệm tài sản theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005, http://doc.edu.vn/tai-
lieu/tieu-luan-nhung-van-de-li-luan-va-thuc-tien-ve-khai-niem-tai-san-theo-dieu-163-bo-luat-dan-su-2005-39628/, [truy cập ngày 31/10/2014].
Theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 đã từng có quy
định: Để được xem là tài sản thì vật đó bắt buộc phải là “vật có thực”. Theo đó, tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Điều này,
đã từng dẫn đến không ít khó khăn cho việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết các tranh chấp về tài sản. Bởi vì, trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời và có hiệu lực thì trên thực tế cũng đã từng phát sinh ra nhiều vấn đề tranh chấp về tài sản là vật được hình thành trong tương lai và gây nhiều tranh cãi trong dư luận là vật được hình thành trong tương lai thì có thể được xem là tài sản hay không. Bởi lẽ, vật không chỉ tồn tại dưới dạng vật có thực mà nó còn tồn tại dưới dạng vật được hình thành trong tương lai. Chính vì như vậy mà Bộ luật dân sự năm 2005, cũng chính là Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta đã được ban hành và thay thế cho quy định không phù hợp này của Điều 172, Bộ luật dân sự năm 1995. Trong đó, cụ thể là quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 đã bỏ đi quy định: để được xem là tài sản thì vật đó không còn bắt
buộc phải là vật có thực nữa mà theo đó thì: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như vậy, kể cả vật được hình thành trong tương lai cũng được xem là
tài sản. Bởi vì: theo quy định này thì chỉ cần là vật thì có thể được xem là tài sản mà không cần phân biệt là vật có thực hay vật hình thành trong tương lai mới được xem là tài sản.
Hiện nay, những giao dịch có liên quan đến vật hình thành trong tương lai ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Chẳng hạn như: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều
320 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết”. Trong đó, theo quy định tại khoản 1, Điều
318 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
bao gồm 7 biện pháp sau: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Trên thực tế thì biện pháp thế chấp tài sản được xem như là một trong
những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phổ biến nhất. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng các quy định của pháp luật về tài sản thì thông thường những vật có thực bao giờ cũng dễ dàng xác định hơn so với các vật được hình thành trong tương lai, và quy định mở rộng nội hàm của khái niệm “vật” ở Bộ luật dân sự năm 2005 cũng mang lại nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến vật hình thành trong tương lai. Bởi vì: Đặc tính của vật hình thành trong tương lai là đã mang tính rủi ro cao; vì vậy, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền trong giao dịch bảo đảm. Ví dụ: Có một ông chủ của công ty C muốn thế chấp khu chung cư đang xây dựng của họ để lấy vốn đầu tư. Tuy nhiên, lần thứ nhất: họ đến ngân hàng A để thế chấp cả khu chung cư đó. Lần thứ hai: họ lại thế chấp từng căn hộ trong
khu chung cư đó,… Như vậy, chỉ là cùng một dự án đang xây dựng nhưng với quy định của pháp luật về vật sẽ hình thành trong tương lai, người vay vốn họ có thể thế chấp nhiều lần tài sản trên khu chung cư đó. Ở đây, công ty C hoàn toàn có thể làm như vậy,
bởi vì tài sản của họ là “tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm87” và giá trị tại thời điểm xác lập giao
dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác88. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu như công ty kia gặp trục trặc và vì một nguyên nhân nào đó mà không thể hoàn thành khu chung cư đó hoặc trong trường hợp công ty C này không có khả năng trả nợ cho ngân hàng mà công ty này đã vay thì ngân hàng đó sẽ bị thiệt hại rất lớn. Bởi vì đặc trưng của vật hình thành trong tương lai đã là vật mang tính rủi ro cao, theo như kế hoạch hoặc theo như dự kiến là nó sẽ hoàn thành, tuy nhiên nếu vì một bất lợi nào đó xảy ra mà nó không thể hoàn thành được, như vậy ai sẽ phải chịu rủi ro đó và vật thế chấp cam kết trả nợ của công ty C đó không còn thì nghĩa vụ trả nợ của công ty C đó sẽ được giải quyết như thế nào, mặc dù căn cứ theo khoản 1, Điều 25 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26
tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm thì: Trong trường hợp tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên thế chấp phải thông báo ngay cho bên nhận thế chấp và phải sửa chữa, bổ sung hoặc thay thế tài sản khác có giá trị tương đương hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác, nếu không có thoả thuận khác.
Vấn đề tiếp tục được đặt ra là: Nếu như công ty C này làm ăn thua lỗ, ông chủ của công ty C này lại không có tài sản riêng mà chỉ có công ty đó và giả sử công ty của ông ta cũng đã được mang đi thế chấp cho một ngân hàng khác, khu đất để làm chung cư và xây dựng các căn hộ trong khu chung cư đó lại không được hoàn thành (tài sản bảo đảm không còn) thì ông ta và công ty của ông ta làm gì có tài sản thay thế khác có giá trị tương đương để thay thế cho tài sản đã mang đi thế chấp (những căn hộ trong khu chung cư), càng không có tài sản khác để bổ sung hoặc công ty này không có khả năng thay thế biện pháp bảo đảm khác. Như vậy, lúc này phải chăng rất khó xác định thiệt hại sẽ thuộc về bên nào? Bên nhận thế chấp hay bên thê chấp? Ngân hàng hay công ty C? khi đó nợ của ông C và công ty ông C phải giải quyết như thế nào? Vì vậy, cần xem xét lại rằng việc quy định các tài sản được dùng để cam kết thực hiện nghĩa vụ dân sự có liên quan đến đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của Bộ luật dân sự được xem là điều tốt hay là điều xấu? mặc dù Điều 166 của Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định:
“Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên,
87
Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, sửa đổi Điều 4, khoản 2, điểm b.
88
theo nhận định thì bên nhận thế chấp sẽ phải chịu thiệt hại là rất lớn, bởi vì: khả năng trả nợ của công ty kia gần như chỉ là con số 0 hoặc công ty này có khả năng trả nợ nhưng khả năng thu hồi lại nợ như số vốn ban đầu đã cho công ty đó vay là rất thấp.
Có một trường hợp khác cụ thể có liên quan đến việc thế chấp tài sản là vật hình thành trong tương lai diễn ra trên thực tế. Đó là: Vào trung tuần tháng 3/2009, bản tin Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo chí đưa tin về việc Công ty D&T lừa bán cho người dân 47 căn biệt thự tại Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (cũ). Đây là Dự án được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) cấp phép cho Tập đoàn Bảo Sơn năm 2004 để xây dựng khu biệt thự kinh doanh. Đến tháng 12/2007, Công ty Bảo Sơn (thuộc Tập đoàn Bảo Sơn) ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty D&T; theo đó, Công ty Bảo Sơn góp vốn bằng quyền sử dụng 47 lô đất tại Dự án và Công ty D&T góp vốn bằng tiền mặt (97 tỷ đồng) để xây dựng 47 căn biệt thự trên 47 lô đất nêu trên. Vì nhiều lý do khác nhau, Công ty D&T không góp vốn bằng toàn bộ vốn tự có của mình để thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư nêu trên mà vay vốn của GPBank (Ngân hàng) trên cơ sở thế chấp chính 47 căn biệt thự được hình thành trong tương lai tại Dự án. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, căn cứ đề nghị của Ngân