Tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai

Một phần của tài liệu tên dề tài: quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản thực tiễn áp dụng và một số giải pháp (Trang 67)

6. Bố cục của đề tài

2.2.3.5 Tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai

Căn cứ vào thời điểm hình thành của tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu tài sản thì pháp luật dân sự Việt Nam đã phân loại tài sản thành tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong đó:

81

Lê Đình Nghị - Nguyễn Thị Ánh Vân – Vương Thanh Thúy – Vũ Thị Hồng Yến, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, tr. 178.

82

Lê Đình Nghị - Nguyễn Thị Ánh Vân – Vương Thanh Thúy – Vũ Thị Hồng Yến, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - tập 1, NXB giáo dục Việt Nam, tr. 178.

83

Tài sản hiện có là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu của tài sản đó. Chẳng hạn như nhà đã được xây, một dây chuyền sản xuất đã được lắp ráp hoàn thiện,… Thực chất, tài sản hiện có chính là những gì được xem là tài sản đang hiện hữu và tồn tại bên cạnh và xung quanh của con người.

Tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại hay chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét (thông thường là vào thời điểm giao dịch được giao kết hoặc thời điểm xác lập nghĩa vụ dân sự) nhưng chắc chắn nó sẽ có hoặc được hình thành trong tương lai. Chẳng hạn như tiền lương của công nhân thì công nhân sẽ được hưởng, vụ mùa sẽ được thu hoạch, lúa sẽ được cắt, một chiếc tàu ghe đang được đóng, ngôi nhà đang được xây,… Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai còn bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch thì tài sản đó mới thuộc sở hữu các bên. Chẳng hạn như những tài sản có được do mua bán, tặng cho, cho vay, thừa kế,… nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu. Căn cứ theo Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì để được xem là tài sản hình thành trong

tương lai thì phải được xác định theo một trong các trường hợp sau. Đó là: Tài sản được hình thành từ vốn vay; tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc pháp luật dân sự Việt Nam phân loại tài sản thành tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định đối tượng được phép giao dịch. Đó là, chỉ có những tài sản hiện có hoặc những tài sản hình thành trong tương lai mà được xác định mới có thể trở thành đối tượng của giao dịch, còn những tài sản mà các chủ thể nghĩ rằng đó là tài sản sẽ được hình thành trong tương lai nhưng không có căn cứ để xác định là nó chắc chắn sẽ có trong tương lai thì không thể được xem là đối tượng của bất kỳ giao dịch nào, cũng như quan hệ nghĩa vụ nào. Nếu căn cứ theo khoản 2, Điều 282 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định cụ thể, và nếu như theo quy định tại Điều 411 của cùng Bộ luật thì trong trường hợp ngay từ khi ký kết hợp đồng mà nếu như hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì một lý do khách quan nào đó thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu.

Ngoài ra, việc phân loại tài sản thành tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hình thức và thủ tục xác lập giao dịch dân sự. Chẳng hạn như vào thời điểm xem xét thì tài sản được hình thành trong tương lai chưa tồn tại, chưa được hoàn thiện hoặc chủ sở hữu chưa được xác lập quyền sở hữu. Chính vì vậy mà về tính chất, vào thời điểm hiện tại thì quyền sở hữu của người sở hữu đối với tài sản sẽ hình thành trong tương lai thực chất là quyền tài sản. Do đó, khi

giao dịch dân sự đối với đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai thì việc xác lập giao dịch liên quan đến đối tượng là tài sản đó buộc các bên phải bàn giao các giấy tờ liên quan để chứng minh là tài sản đó nhất định trong tương lai sẽ được hình thành,...

Trên thực tế, một số cách phân loại tài sản trên thì trong pháp luật dân sự Việt Nam còn có nhiều cách phân loại tài sản khác như tài sản chung và tài sản riêng, tài sản công và tài sản tư, tài sản cố định và tài sản lưu động,...

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Với những quy định của pháp luật hiện hành về tài sản như hiện nay thì đã được áp dụng vào thực tiễn cũng tương đối hoàn chỉnh và cũng tuân theo một số quỹ đạo nhất định. Nghĩa là, pháp luật quy định như thế nào thì những người áp dụng pháp luật sẽ tiến hành áp dụng pháp luật như thế ấy để tiến hành bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đó một khi quyền lợi của họ về tài sản bị xâm hại đến. Tuy nhiên, không phải lúc nào những quy định đó của pháp luật về tài sản cũng có thể được mang ra áp dụng một cách dễ dàng nhằm giải quyết mọi tranh chấp phát sinh về tài sản được. Cũng chính vì như vậy mà cần phải xem xét đến thực trạng áp dụng quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản hiện nay là như thế nào? Tìm ra nguyên nhân đã dẫn đến những thực trạng ấy. Qua đó, nêu lên một số giải pháp để giải quyết hoặc hạn chế được những hạn chế đã và đang tồn tại của Luật như hiện nay.

Một phần của tài liệu tên dề tài: quy định của pháp luật dân sự hiện hành về tài sản thực tiễn áp dụng và một số giải pháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)