6. Bố cục của đề tài
1.4.1.2 Trong Bộ luật Gia Long
Cũng như các vương triều khác, nhà Nguyễn ngay sau khi thành lập liền lo việc soạn thảo luật lệ. Cụ thể là vua Gia Long đã sai Tiền quân Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành biên soạn bộ Hoàng Việt Luật Lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long). Công việc biên soạn luật được tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua Gia Long. Bộ luật bao gồm 398 điều, chia thành 22 quyển. Các điều luật được phân loại và sắp xếp theo 6 lĩnh vực, tương ứng với nhiệm vụ của 6 bộ, bao gồm các nội dung chính như: Lại luật (quy định về tổ chức nhà nước và hệ thống quan lại); Hình luật (quy định về các tội danh và hình phạt); Hộ luật (quy định về quản lý dân cư và đất đai); Lễ luật (quy định về ngoại giao và nghi lễ cung đình); Binh luật (quy định về tổ chức quân đội và quốc phòng); Công luật (quy định về xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm). Bộ luật được xây dựng trên cơ sở tham khảo đối chiếu bộ luật Hồng Đức và Đại Thanh luật lệ của Trung Quốc, tuy nhiên có căn cứ vào tình hình trong nước và dân tộc Việt Nam để chọn lọc và biên soạn. Vì vậy nên nó mang bản sắc của riêng và chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam24.
Trong Bộ luật Gia Long, gia đình được hiểu như tập hợp những người ở chung quanh một người đàn ông nào đó và người đàn ông này được gọi là gia trưởng, họ gắn bó với nhau do có quan hệ thân thuộc về trực hệ, bàng hệ, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Dưới góc độ tài sản thì tài sản thuộc về tất cả những người đó, nhưng vấn đề về việc thực hiện quyền sở hữu lại là việc của gia trưởng. Nếu như trường hợp gia trưởng chết thì người vợ của gia trưởng chết đó (vợ góa) không kết hôn lại mà sẽ cùng với các con và trưởng tộc bên chồng sẽ thực hiện việc quản lý tài sản. Còn nếu như cha, mẹ đều chết hết thì các con, trong đó đứng đầu là con trai trưởng sẽ cùng nhau quản lý tài sản của
23
Nguyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự Việt Nam, NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 1999,
tr. 15-16. 24
Khoa văn học và ngôn ngữ - trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hoàng Việt luật lệ trong mối quan hệ so sánh với Đại Thanh luật lệ, Phạm Ngọc Hường, http://www.khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2402:hoang-vit-lut-l-trong-mi-quan-h-so- sanh-vi-i-thanh-lut-l-&catid=121:ht-vit-nam-trung-quc-nhng-quan-h-vn-hoa-vn&Itemid=187, [truy cập ngày 19-11- 2014].
gia đình cho đến khi được phép của trưởng tộc bên nội mới được tiến hành phân chia tài sản25.