Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Một phần của tài liệu thế chấp nhà ở bảo đảm nghĩa vụ trả tiền vay tại tố chức tín dụng – lý luận và thực tiễn (Trang 70)

5. Bố cục luận văn

2.5.2.2. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

Giữ giấy tờ pháp lý của nhà ở thế chấp và hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài

sản thế chấp khi chấm dứt thế chấp: bên nhận thế chấp có nghĩa vụ cầm giữ giấy tờ để

chứng minh quyền sở hữu đối với nhà ở thế chấp do không được trực tiếp nắm giữ ngôi nhà đã thế chấp đây cũng có thể được xem là quyền của bên nhận thế chấp vì nhờ vào

50

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phƣơng 63 SVTH:Dƣơng Thị Mỹ Hạnh

việc cầm giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nên có thể ngăn chặn bên thế chấp tiếp tục thực hiện những giao dịch đối với tài sản thế chấp khi không được sự đồng ý của mình. Sau khi biện pháp thế chấp nhà ở chấm dứt thì bên nhận thế chấp có nhiệm vụ giao lại giấy tờ pháp lý cho bên thế chấp

Bên nhận thế chấp nhà ở có nghĩa vụ yêu cầu cơ quan đăng ký có thẩm quyền đăng ký

và xóa đăng ký giao dịch bảo đảm: giao dịch thế chấp nhà ở là giao dịch bắt buộc phải

đăng ký. Như vậy, sau khi giao kết hợp đồng thế chấp nhà ở theo những quy định của pháp luật thì bên nhận thế chấp có nghĩa vụ mang hợp đồng thế chấp nhà ở đã công chứng, chứng thực đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thẩm quyền để đăng ký giao dịch bảo đảm và khi giao dịch bảo đảm chấm dứt thì bên nhận thế sẽ thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp cũng tại cơ quan đăng ký thế chấp ban đầu.

Ngoài ra, nếu như là nhà ở hình thành trong tương lai thì bên nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai có thêm nghĩa vụ phải kiểm tra, xác minh nhà ở hình thành trong tương lai có đủ điều kiện thế chấp theo quy định của pháp luật.

2.6. Các trƣờng hợp chấm dứt biện pháp bảo đảm thế chấp nhà ở đảm bảo tiền vay tại tổ chức tín dụng

Căn cứ vào Điều 117, Luật Nhà ở năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 ghi nhận các trường hợp chấm dứt biện pháp thế chấp nhà ở cụ thể:

- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp đã được thực hiện.

- Việc thế chấp nhà ở được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. - Nhà ở thế chấp đã được xử lý.

- Chấm dứt theo thoả thuận của các bên.

Ta lần lượt tìm hiểu những trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp nhà ở theo pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu thế chấp nhà ở bảo đảm nghĩa vụ trả tiền vay tại tố chức tín dụng – lý luận và thực tiễn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)