Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu thế chấp nhà ở bảo đảm nghĩa vụ trả tiền vay tại tố chức tín dụng – lý luận và thực tiễn (Trang 63)

5. Bố cục luận văn

2.4.4. Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng

Hiện nay, việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng đang được diễn ra rất phổ biến trong quan hệ dân sự về giao dịch bảo đảm. Việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng đóng vai trò sống còn ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của gia đình vì thế để đảm bảo cho quyền định đoạt tài sản chung của vợ, chồng được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, đồng thuận giữa vợ và chồng nên pháp luật quy định quyền này chặt chẽ hơn so với loại tài sản thông thường. Theo quy định pháp luật Hôn nhân và Gia đình tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Và cũng tại Điều 115, Luật Nhà ở năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng điều chỉnh vấn đề thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung như sau: “Việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự.”

Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ, chồng là giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện tại theo quy định tại Điều 28, Luật Hôn nhân và Gia Đình năm 2000 quy định như sau:

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phƣơng 56 SVTH:Dƣơng Thị Mỹ Hạnh

“1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.”

Theo quy định này thì tài sản có giá trị lớn không phân biệt là động sản hay bất động sản thì khi tham gia giao dịch phải có sự bàn bạc, thỏa thuận của bên còn lại. Tuy nhiên, theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có sự khác biệt khi ghi nhận sự thỏa thuận về việc định đoạt tài sản chung của vợ, chồng thành hai trường hợp: không lập thành văn bản và lập thành văn bản. Cụ thể, tại Điều 35 ghi nhận:

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Từ những quy định trên có thể nhận thấy nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi có sự đồng ý hay thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng mà theo như quy định của pháp luật là bắt buộc. Quy định này hoàn toàn phù hợp với tính chất của loại tài sản này nhưng trên thực tế diễn ra thì việc định đoạt tài sản chung là bất động sản như: nhà, đất,…được vợ, chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân chỉ do một bên đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Vì thế trường hợp một bên vợ hoặc chồng tự ý định đoạt nhà ở bằng giao dịch về nhà ở nói chung và giao dịch thế chấp nói riêng lại không được sự đồng ý của bên còn lại là rất phổ biến. Chẳng hạn: Vợ chồng anh A có căn nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ mang tên anh A. Vài tháng sau, do mâu thuẫn vợ chồng nên vợ anh A là chị B đã về nhà mẹ ruột. Với việc đang cất giữ giấy tờ nhà anh A đã tự ý đem thế chấp căn nhà tại ngân hàng để vay tiền mà không có sự đồng ý của chị B. Chị B đã khởi kiện ra tòa án và chắc chắn hợp đồng thế chấp nhà ở này sẽ bị tuyên vô hiệu do trái luật vì chưa có sự đồng

GVHD: ThS. Tăng Thanh Phƣơng 57 SVTH:Dƣơng Thị Mỹ Hạnh

ý của chị B vì thế gây ảnh hưởng không nhỏ đến bên nhận thế chấp là các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu thế chấp nhà ở bảo đảm nghĩa vụ trả tiền vay tại tố chức tín dụng – lý luận và thực tiễn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)