7. Tổng Quan Tài Liệu
1.4.4. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ E-banking
a. Đối với khách hàng
Dịch vụ E-banking mang lại một số lợi ích thiết thực nhƣ:
- Chủ động trong giao dịch với Ngân hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí
Tiện lợi hơn so với giao dịch qua NH truyền thống, khách hàng có thể giao dịch 24h/ngày, 7 ngày/ tuần khách hàng có thể giao dịch vào bất cứ lúc nào, có thể giao dịch mọi nơi, chỉ cần tác nghiệp với chiệc máy tính hoặc điện thoại, máy ATM, POS khách hàng biết đƣợc những thông tin kịp thời về biến động số dƣ, thông tin về tỷ giá, chuyển khoản… mà không phải đến trực tiếp ngân hàng để giao dịch, chờ đợi. Hình thức giao dịch này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, giao dịch thực hiện nhanh chóng, hiệu quả cao, giảm bớt các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng bất cứ thời gian nào trong ngày.
- Cập nhật thông tin nhanh, kịp thời
Ƣu điểm của dịch vụ E-banking dành cho khách hàng chính là sự tiện nghi và luôn sẵn sàng của dịch vụ NH, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí dịch vụ. Ngoài ra khách hàng đƣợc NH phục vụ tận nơi với những thông tin mới nhất và với những tiêu chuẩn hóa khách hàng đƣợc phục vụ tận tụy và chính xác.
- Tính bảo mật cao, hạn chế nhiều rủi ro trong giao dịch
Sử dụng dịch vụ E-banking trong thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ sẽ bảo vệ khách hàng khỏi các rủi ro liên quan đến tiền mặt nhƣ khi sử dụng thẻ ATM để thanh toán hàng hóa khi đi siêu thị sẽ an toàn, nhanh chóng và chính xác hơn khi mang tiền mặt thanh toán, giảm thiểu rủi ro mất, tiền giả, nhầm lẫn và thời gian kiểm đếm.
Để giữ bí mật khi truyền tải thông tin giữa hai thực thể ngƣời ta tiến hành mã hóa. Mã hóa thông tin tức là chuyển thông tin sang một dạng mới khác ban đầu, dạng mới này đƣợc gọi là văn bản mã hóa. Sau khi ngƣời nhận nhận đƣợc văn bản mã hóa, ngƣời ta sẽ tiến hành mã hóa lại văn bản đó. Đây là công nghệ an toàn bảo mật thông tin trên các ứng dụng và đặc biệt sử dụng trong giao dịch E-banking. Thuật toán mã hóa công khai đƣợc sử dụng trong công nghệ mã hóa đƣờng truyền và chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử dùng để bảo đảm thông tin đƣợc an toàn.
b. Đối với Ngân hàng
- Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh
E- banking có khả năng phục vị khách hàng trên phạm vi rộng, khách hàng có thể thực hiện giao dịch 24/24h trong ngày tại bất cứ đâu. Điều này giúp ngân hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, tiết kiệm đƣợc chi phí giao dịch, chi phí phát triển mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch, chi phí quản lý.
Dịch vụ E-banking giúp giảm chi phí văn phòng, vận hành mạng máy tính cá nhân, chi phí lập và chuyển giao chứng từ giấy. Một máy rút tiền tự động hiện nay đƣợc tích hợp nhiều chức năng và đƣợc ví nhƣ một ngân hàng thu nhỏ, có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào và thay thế đƣơc nhiều nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, bằng phƣơng pháp Internet/Web cho phép khách hàng truy cập thông tin thƣờng xuyên hơn , cập nhật hơn, do đó ngân hàng giảm đƣợc chi phí bán hàng và tiếp thị.
Do vậy, chi phí để cung cấp một giao dịch ngân hàng điện tử thấp hơn so với chi phí để cung cấp giao dịch qua ngân hàng truyền thống. Khi chi phí hoạt động đƣợc cắt giảm đáng kể thì doanh thu của ngân hàng theo đó cũng tăng lên và tất nhiên kéo theo đó là lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng.
- Vốn tiền tệ luân chuyển nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Xét về măt kinh doanh, dịch vụ E-banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Thông qua đó, các lệnh chi trả, nhờ thu của khách hàng đƣợc thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện chu chuyển nhanh vốn tiền tệ, trao đổi tiền –hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lƣu thông hàng hóa, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt đƣợc với tốc độ nhanh và chính xác so với E-banking.
- Mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh
Mở rộng thị trƣờng, không bị giới hạn về địa lý hoặc số chi nhánh, điểm giao dịch. Việc ngân hàng có thể thực hiện chiến lƣợc “toàn cầu hóa”, chiến lƣợc “bành trƣớng” mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Ngân hàng có thể vừa tiết kiệm chi phí do không phải thiết lập quá nhiều các trụ sở hoặc văn phòng, nhân sự gọn nhẹ hơn, đồng thời lại có thể phục vụ một khối lƣợng khách hàng lớn hơn. Internet quả là một phƣơng tiện có tính kinh tế cao để
các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra các quốc gia khác mà không cần đầu tƣ vào trụ sở hoặc cơ sở hạ tầng. Theo cách này, các ngân hàng lớn hơn đang vƣơn cánh tay khổng lồ và dần dần thiết lập cơ sở của mình, thâu tóm dần nền tài chính toàn cầu.
- Tiếp cận với phương pháp quản lý hiện đại, nâng cao thương hiệu
Phát triển dịch vị E-Banking cho phép các ngân hàng tiếp cận nhanh với các phƣơng pháp quản lý hiện đại. Sự kết hợp hài hòa trong quá trình phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống và một số dịch vụ E- banking sẽ cho phép các ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập, tạo ra sự phát triển đồng bộ, tuong thích giữa hệ thống ngân hàng quốc gia với hệ thống ngân hàng thế giới theo các chuẩn mực quốc tế.
c. Đối với nền kinh tế
- Cải thiện khả năng thanh toán trên thị trường tài chính
Dịch vụ E-banking giúp cho quá trình chu chuyển vốn diễn ra nhanh chóng và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Chính vì vậy làm cho dòng tiền từ mọi phía đổ vòa ngân hàng sẽ rất lớn, ngân hàng trở thành phƣơng tiện điều hòa dòng tiền với hệ số hữu ích cao, thay đổi cơ cấu dòng tiền lƣu thông, cải thiện khả năng thanh toán trên thị trƣờng tài chính. Từ đó, tạo sự chuyển biến trong nền kinh tế.
- Hỗ trợ hoạt động các doanh nghiệp, tăng cường khả năng hội nhập quốc tế
Dịch vụ E-banking phát triển sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc cung cấp nguồn thông tin kinh tế quan trọng giúp các ngành kinh tế khác định hƣớng và hoạt động hiệu quả hơn. Mặt khác còn cho phép các ngân hàng tiếp cận nhanh với các phƣơng pháp quản lý hiện đại, các tiện ích mà dịch vụ E-
banking mang lại góp phần kết nối cả thế giới lại với nhau, tạo điều kiện cho tiến tình hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, đƣa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1 luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ, nội dung của phát triển dịch vụ và các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ. Luận văn đƣa ra các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của dịch vụ, các nhân tố cần thiết để phát triển dịch vụ.
Luận văn đã đề cập đến khái niệm về dịch vụ E-banking, một số đặc điểm của dịch vụ E-banking, giới thiệu các dịch vụ E-banking và lợi ích của việc sử dụng dịch vụ E-banking.
Nội dung những vấn đề lý luận cơ bản của chƣơng 1 là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu phần thực trạng phát triển dịch vụ E-banking tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum.
CHƢƠNG 2
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ E-BANKING TẠI