Tăng cƣờng chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ e bank tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 100)

7. Tổng Quan Tài Liệu

3.1.5. Tăng cƣờng chất lƣợng nguồn nhân lực

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại ngày nay thì tri thức, năng lực của con ngƣời trở thành nguồn tài nguyên số một của các quốc gia và chính vì thế, tất cả các nƣớc đều chú ý đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Do đó, nguồn nhân lực đƣợc xem là một trong những nguồn lực quan trọng của các ngân hàng. Một ngân hàng có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi; trang thiết bị hiện đại nhƣng không có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, lòng nhiệt tình với công việc và thái độ thân thiện thì việc thu hút khách hàng đã khó khăn nhƣng giữ chân đƣợc khách hàng càng khó hơn.

Vì vậy, các ngân hàng phải thƣờng xuyên quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực. Nhất là để phát triển thành công các dịch vụ E-banking, các ngân hàng cần phải xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng tất cả về nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin cùng với thái độ phục vụ chuyên nghiệp.

Để có một nguồn nhân lực tốt các ngân hàng cần quan tâm đến các việc tuyển dụng, đào tạo, và sử dụng.

a. Với công tác tuyển dụng

Từng bƣớc tiêu chuẩn hóa các điều kiện tuyển dụng dựa trên các yếu tố sau: ký năng chuyên môn phù hợp, kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng tiếp cận CNTT, khả năng giải quyết tình huống, khả năng làm việc nhóm,…từ đó xây dựng hình thức và nội dung thi phù hợp, kết hợp cả lý thuyết và thực tiễn để tuyển chọn ra những ứng viên xuất sắc, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển và hội nhập. Đặc biệt, trong công tác tuyển dụng cần đề cao tính công khai, công bằng, khách quan; lấy tiêu chí năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức làm tiêu chuẩn để lựa chọn, tránh lựa chọn theo cảm tính hoặc mối quan hệ cá nhân.

b. Với công tác đào tạo

Nhƣ ta biết, yếu tố con ngƣời đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hiện đại trong đó có dịch vụ E-banking – một loại dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao. Các cán bộ ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này trƣớc hết phải tinh thông nghiệp vụ, nắm vững công nghệ và có kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, các ngân hàng cần phải thƣờng xuyên xây dựng các chƣơng trình đào tạo nhằm bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên nhƣ:

- Tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ và phổ biến các quy trình nghiệp vụ mới, thuê các chuyên gia đào tạo để bổ sung, nâng cao kiến thức về

chuyên môn và nghiệp vụ, nâng cao khả năng phòng tránh rủi ro trong tác nghiệp cho nhân viên.

- Đồng thời, ngân hàng cũng nên tạo điều kiện để nhân viên tham gia các chƣơng trình học để nâng cao kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ bên ngoài.

- Định kỳ tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ cho các nhân viên đẻ qua đó kích thích sự tìm tòi, học hỏi thêm trình độ nghiệp vụ.

- Ngân hàng nên phát hành các ấn phẩm để cung cấp, cập nhật những thông tin cần thiết cho các bộ phận nhân viên trong ngân hàng.

Ngoài ra, do E-banking là một dịch vụ đòi hỏi tính công nghệ cao, để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng ngoài việc phải phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng nói chung thì việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ công nghệ cao là rất quan trọng, nó không chỉ quyết định đến việc vận hành hệ thống mà còn giúp ngân hàng có thể nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ hiện đại, phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng.

c. Với công tác sử dụng nguồn nhân lực

Việc bố trí, sắp xếp, phân bổ nhân sự hợp lý, đúng ngƣời đúng việc nhằm phát huy tối đa năng lực sở trƣờng và năng khiếu của mỗi ngƣời là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả công việc của mỗi CBNV và hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung.

Do đó, tùy vào khả năng chuyên môn , tố chất và nguyện vọng của mỗi ngƣời mà chi nhánh có sự bố trí, sắp xếp cho phù hợp. Tránh để xảy ra tình trạng ngƣời quá nhiều việc, ngƣời quá ít việc hoặc công việc không phù hợp và cần tạo diều kiện, môi trƣờng để các nhân viên có thể phát huy tốt nhất các điểm mạnh của họ.

Ngoài ra, định kỳ ngân hàng tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc và năng lực của đội ngũ CBNV của chi nhánh. Mục đích của việc đánh

giá nhằm: thông tin cho nhân viên về thành tích đạt đƣợc, xác định nhu cầu đào tạo, bố trí sắp xếp lại công việc cho phù hợp và là căn cứ để xét khen thƣởng và đề bạt qua đó tạo động lực kích thích nhân viên, tạo cho nhân viên mục tiêu phấn đấu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ e bank tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh tỉnh kon tum (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)