7. Tổng Quan Tài Liệu
1.3.6. Các quyết định giá dịch vụ
Theo Robert McMahon “Giá là cái ngƣời tiêu dùng chi ra và giá trị là lý do mà họ trả tiền”. [4]
Nhƣ vậy, giá chính là lƣợng tiền trả cho một mặt hàng hoặc một dịch vụ mà ngƣời mua phải trả để có đƣợc hàng hóa và dịch vụ nào đó.
Sản phẩm sẽ đƣợc tiêu thụ nhiều hơn khi giá phù hợp và làm thỏa mãn khách hàng mục tiêu. Khi các sản phẩm của doanh nghiệp giống sản phẩm của các đối thủ nhƣng có mức giá cạnh tranh sẽ thu hút thêm khách hàng. Đối với các sản phẩm khác biệt, có mức giá khác biệt sẽ làm tăng tính hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính cạnh tranh. Giá đƣợc xem là yếu tố linh hoạt nhất trong
các bộ phận cấu thành hỗn hợp Marketing và là yếu tố chủ yếu vì nó có thể thay đổi nhanh chóng để phục vụ các mục đích cạnh tranh.
- Định giá dịch vụ: Định giá dịch vụ đƣợc xem là quyết định khó khăn của nhà cung cấp dịch vụ. Do sản phẩm của dịch vụ khách hàng không thể nhìn thấy, chính vì vậy định giá thế nào sao cho vừa thu hút khách hàng tạo doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, lại không làm ảnh hƣởng đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nhà phân phối. Giá cả là một công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp điều chỉnh giá cả linh hoạt và nhanh chóng. Đƣơng nhiên khi doanh nghiệp điều chỉnh giá thì đối thủ cạnh tranh cũng thực hiện điều chỉnh giá ngay. Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định liên quan đến việc xác định giá sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp, đó là nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp và nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
- Nhà cung cấp dịch vụ phải căn cứ vào bốn yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá dịch vụ như: Chi phí để sản xuất ra một đơn vị dịch vụ, mức giá mà khách hàng sẵn sàng mua dịch vụ, giá của đối thủ cạnh tranh, các ràng buộc của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Có ba phƣơng pháp định giá: Định giá dựa trên chi phí, định giá dựa trên ngƣời mua, định giá dựa vào cạnh tranh.