HẠN CHẾ PHẬT GIÁO ĐẠI VIỆT THỜI LÝ – TRẦN

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 86)

Bên cạnh những vai trò mang tính tích cực, Phật giáo Đại Việt thời Lý – Trần không tránh khỏi những hạn chế. Cụ thể:

Thứ nhất, việc xây dựng nhiều chùa, tháp dẫn đến tốn kém nhiều sức người, sức của. Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” nhận xét về vua Lý Thái Tổ như sau: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã

tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào công việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể, của không phải của trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải vét máu mở của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sang nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích” [4, tr.242]. “Đại Việt sử ký toàn thư” còn nhận xét về vua Lý Thánh Tông như sau: “Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt. Song nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm” [4, tr.271].

Thứ hai, chùa có quá nhiều ruộng đất, thiên hạ có năm phần đất thì

chùa chiếm hết một phần, phần đất của cải này lại đem sử dụng hoang phí, không góp phần làm giàu cho đất nước.

Thứ ba, số lượng tu sĩ xuất gia quá đông “nhân dân quá nửa làm sư sãi” [4, tr.242], trong đó không phải ai cũng vì lý tưởng “giác ngộ giải thoát”

mà hảo tâm xuất gia, có những thành phần xâm nhập vào để dựa hơi hoặc vì lợi dưỡng. Bởi Phật giáo được triều đình Lý – Trần ủng hộ tuyệt đối, nên sự cúng dường rất hậu, lợi dưỡng sung mãn, điều này làm cho nhiều người tìm vào cửa thiền vì mục đích tự lợi bản thân mà không lo tu tập. Mặt khác, một số Tăng Ni chạy theo bên ngoài, không chịu trau dồi nội tâm, không có sự tu chứng. Do đó sinh ra ung nhọt cho Giáo hội.

Thứ tư, như chúng ta đã biết, thời Lý – Trần Nho giáo ngày càng được

quan tâm, song các Nho thần không phải ai cũng một lòng hướng Phật. Nhất là việc ủng hộ các thời đại dành cho giới Phật giáo, càng làm cho các Nho thần ghanh ghét thêm. Việc xây dựng chùa, cấp đất, cúng Tăng,..theo họ đây là việc làm vô bổ, gây tổn hao tài lực cho quốc gia. Từ đó đã dẫn đến sự tranh chấp về ý thức hệ đã có sẵn, họ luôn tìm cách hạ thấp lòng tôn sùng của các vua quan đối với Phật giáo khi có cơ hội.

KẾT LUẬN

Ngay từ buổi bình minh tự chủ của dân tộc, đạo Phật đã có mối liên hệ thắm thiết, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của dòng sinh mệnh Việt. Lịch sử cho thấy, Phật giáo cùng với đất nước trải qua bao cuộc hưng phế, thăng trầm nhưng luôn đồng hành, gắn bó mật thiết như một thể thống nhất, bất khả phân ly. Nếu như nước nhà thời nào cũng có anh hùng thì Phật giáo ở giai đoạn nào cũng có hiền nhân dựng đạo giúp nước. Phật giáo luôn song hành với sự vươn lên của dân tộc.

Thật vậy, khi hệ giáo lý giác ngộ giải thoát của đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ thuở các vua Hùng, thì người Việt đã rất nồng nhiệt, hân hoan đón nhận một cách chân tình, coi đó như là nguồn mạch, là lẽ sống của dân tộc. Do những nhân duyên hội ngộ ấy, đạo Phật có mặt tại Việt Nam với chiều sâu bề dày lịch sử hơn 20 thế kỷ, đã cùng với dân tộc giành quyền độc lập, tự chủ, xây dựng một nếp sống thánh thiện, làm vẻ vang cho nòi giống Việt.

Cụ thể vào thời đại nhà Lý, nhà Trần, khi nền Phật giáo phát triển huy hoàng thì cũng là thời mà đất nước Đại Việt vươn lên một cách hùng cường đến đỉnh cao tột. Cũng chính lúc này các vị cao tăng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ổn định nếp sống xã hội, hướng mọi người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đồng thời rèn luyện nội tâm mỗi người trở thành một nhân cách hoàn mỹ để phụng sự cho dân tộc.

Do đó, Phật giáo thời Lý – Trần là nét son trong nền văn hóa Việt. Tìm về bản sắc Phật giáo thời Lý – Trần là tìm về bản sắc dân tộc. Đâu những: Vạn Hạnh, Không Lộ, Mãn Giác, Pháp Loa, Huyền Quang,…đều là nhân cách lớn của mọi thời đại; Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông,…đều là bậc minh quân ủng hộ Phật giáo khó đời nào sánh kịp; chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, Vạc Phổ

Minh, chuông Quy Điền,…đều là những thành tích ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt.

Tìm hiểu Phật giáo thời kỳ Lý - Trần, một mặt góp phần tìm hiểu mối quan hệ tương tác mật thiết giữa tư tưởng Phật giáo với chính quyền và đời sống xã hội mọi mặt dưới hai triều Lý - Trần. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một nhiệm vụ có tầm chiến lược, trong đó đoàn kết tôn giáo là một nội dung hết sức quan trọng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách tôn giáo đúng đắn, phù hợp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Lê Anh Dũng (1994), Con đường tam giáo Việt Nam, Nhà xuất bản

thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nhà xuất

bản Hà Nội, Hà Nội.

4. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), tập I, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội.

5. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), tập II, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,

Hà Nội.

6. Trần Văn Giáp (2000), Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII, Tuệ Sĩ dịch, Nhà xuất bản Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Hoàng Xuân Hãn (2003), Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.

8. Thích Nhất Hạnh (Nguyễn Lang) (1994), Việt Nam Phật giáo sử luận,

tập 1, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội.

9. Nguyễn Hùng Hậu (2002), Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam,

tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.

10. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga dịch (1990), Thiền uyển tập anh,

Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

12. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên, 2010), Tiến trình lịch sử Việt Nam,

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên, 2010), Vương triều Lý (1009 - 1226),

14. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam toàn tập, Nhà xuất

bản Thuận Hóa, Huế.

15. Lê Sĩ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa

học xã hội, Hà Nội.

16. Thơ văn Lý - Trần (1977), tập I, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà

Nội.

17. Thơ văn Lý Trần (1977), tập II, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà

Nội.

18. Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nhà

xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

19. Trần Nhân Tông (1996), Thượng sĩ ngữ lục, (bản dịch của Hòa thượng

Thích Thanh Từ), Thiền viện Thường chiếu ấn hành.

20. Trần Thái Tông (1992), Khóa hư lục (bản dịch của Hòa thượng Thích

Thanh Kiểm), Nhà in Báo Sài Gòn giải phóng, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành,

21. Thích Thanh Từ (1992), Thiền sư Việt Nam, Thành hội Phật giáo

Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.

22. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm,

Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Tạp chí

23. Phan Nhật Huân (2012), “Một số biểu hiện của văn hóa Phật giáo ảnh

hưởng đến văn hóa Việt Nam (thời Lý – Trần)”, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo,12(7),18-28.

24. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2012), “Phật giáo đối với nghệ thuật Việt

PHỤ LỤC

Chùa Dâu

Chùa Phật Tích

Tháp Báo Thiên

Tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

Tháp Chùa Phổ Minh

Chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hưng Yên)

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 86)