Có thể nói một trong những vai trò to lớn của Phật giáo thời kỳ này đó là làm cho mối quan hệ giữa nước ta và các nước láng giềng cụ thể là nước Tống, Chiêm Thành… thêm gần gũi, thân thiện hơn. Tiêu biểu, năm 1018, vua Lý Thái Tổ sai viên ngoại là Nguyễn Đạo Thạnh và Phạm Hạc sang nước Tống thỉnh kinh Tam Tạng. Ngược lại, năm 1295, sứ Nguyên là Tiêu Thái Đăng sang nước ta. Nội viên ngoại lang Trần Khắc Dụng, Phạm Thảo cùng đi theo, nhận được bộ kinh Đại Tạng đem về để ở phủ Thiên Trường, in bản phó để lưu hành.
Những sự kiện trên cho thấy, nước ta và các nước láng giềng đều mong muốn giao lưu học hỏi, để ngày càng thấu hiểu giáo lý của đạo Phật. Nhờ thấu hiểu giáo lý của đạo Phật nên trong chiến tranh các vua Lý, Trần đều có cách đối xử khoan dung ngay cả đối với kẻ thù . Tiêu biểu, năm Giáp Thân thứ 3
(1044), tháng giêng vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành. Tại cửa biển Tư Dung, hai bên chưa giao chiến, quân Chiêm đã tan vỡ, quan quân đuổi theo chém được 3 vạn thủ cấp. Quách Gia Di chém được đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu; bắt sống 5000 người cùng với 30 voi chiến, số còn lại bị quan quân giết chết, xác chất đầy đồng. Khi nghe bề dưới tâu lên, vua lấy làm thương xót,
mới hạ lệnh rằng: “Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha”
[4, tr.266].
Ất Dậu, Thiên Huống Bảo Tượng năm thứ 2 (1069) màu xuân, tháng 2, vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Tháng 7 vua từ Chiêm Thành về đến nơi, Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội, vua bằng lòng cho, tha Chế Củ về nước.
Để xã hội được an bình, thịnh trị, dù hi sinh cả người thân các vua Trần cũng đồng lòng. Vua Trần Nhân Tông sai người đưa công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan cũng là muốn thư giãn nạn nước. Vua Trần Nhân Tông còn gả con gái là công chúa Huyền Trân cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Củ. Vua Trần Nhân Tông hiểu rằng, nếu Chiêm Thành thuần phục, có quan hệ bang giao gần gũi thì Đại Việt có được chỗ dựa ở phía Nam vô cùng quan trọng. Nếu lại xảy ra một cuộc chiến với phong kiến phương Bắc thì không phải lo nhiều đến việc phòng thủ phía Nam. Đây là một tính toán lâu dài có tầm chiến lược cho dân tộc, cũng là để giữ hòa hiếu giữa hai nước, tránh không để sinh mạng phải chết oan uổng…