Dưới thời Lý, tinh thần nhập thế của Phật giáo thể hiện chủ yếu thông qua các bậc cao tăng chủ động tư vấn cho vua với mục đích giúp vua gần dân hơn, thân dân hơn. Điều đó vừa mang lại lợi ích cho dân tộc, vừa giúp làm tăng uy tín của nhà nước trước dân, đồng thời cũng giúp cho Phật giáo được phát triển. Sang đến thời Trần, Phật giáo nhập thế chủ yếu lại từ các vua quan triều đình.
Mở đầu triều đại nhà Trần là Trần Thái Tông được khai thông tư tưởng thiền học bởi Quốc sư Đạo Viên. Ngài đã chỉ cho vua thấy Phật đang ở đâu
có Phật, Phật chỉ có trong tâm. Tâm vắng lặng mà biết, đó gọi là chân Phật. Nay bệ hạ nếu ngộ được tâm ấy, thời tức khắc thành Phật, không phải nhọc công tìm đâu xa” [19, tr.54].
Khi Quốc sư chỉ rõ Phật nơi tâm và Thái sư Trần Thủ độ cùng đoàn thể quần thần quyết mời về để tiếp tục ngôi vua, Trần Thái Tông vẫn còn phân
vân, Quốc sư cầm tay vua nói tiếp: “Phàm làm đấng quân nhân, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ hạ về triều, Bệ hạ không thể không trở về được. Song việc tham cứu nội điển, xin Bệ hạ luôn luôn để tâm, chớ quên” [19, tr.55].
Được sự khuyên bảo của Quốc sư Đạo Viên nên Trần Thái Tông đã thanh thản quay về tiếp tục trách nhiệm của một vị quân vương, đồng thời cũng làm tròn trách nhiệm của một người con Phật tử. Qua thời gian trị vì của mình vua Trần Thái Tông có nhưng đáng góp đáng kể cho đất nước, đặc biệt
ông đã để lại những tác phẩm vô cùng có giá trị như Thiền Tông chỉ nam và Khóa hư lục.
Đến thời Trần Nhân Tông, Phật giáo Việt Nam thể hiện tính nhập thế tích cực. Trần Nhân Tông đã hai lần cầm quân đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên. Đây chính là hành động yêu nước, thương dân, là một đặc điểm nổi bật trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đối với mình thì Trần Nhân Tông thực “vô ngã, vị tha”, với người thì mang lại “lợi lạc quần sinh”. Cầm quân ra trận cũng chính là nhằm mang tới niềm vui thái bình, an cư lạc nghiệp cho muôn dân. Về phần đạo, Điều Ngự giác Hoàng đã “vân du hành đạo” để khuyên người dân hành thập thiện, điều này cho thấy dưới thời Trần và qua vua Trần Nhân Tông, Phật giáo đã đi sát vào cải tạo xã hội, chuyển đổi nhận thức con người chính là từ tâm vị tha.
Ta có thể thấy rằng những vị vua - thiền sư đời Trần có một tinh thần nhập thế tích cực, theo tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ là “hòa quang đồng
trần”, tức sống hòa nhập vào thế tục, theo quan điểm ở đời mà vui với đạo
trong Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông. Các Ngài sống hòa lẫn với đời
mà không bị đời làm ô nhiễm, cũng như hoa sen tinh khiết sống trong bùn mà không nhiễm bùn. Tuy đời sống của các Ngài bận trăm công nghìn việc nhưng không lúc nào sao nhãng việc tu hành, không chỉ đơn giản với việc “Mình ngồi thành thị, nết dụng sươn lâm” mà lúc nào cũng an trụ trong thiền định “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền”. Ngay cả khi lâm triều họp bàn chính sự, các Ngài cũng không rời thiền định, mà xem “thiền trường là chiến trường”. Ngài cho rằng đạo phải được thể nghiệm ngay trong lòng cuộc đời, vì vậy các Ngài lấy dân làm dối tượng để phụng sự.
Thấu triệt lẽ ấy, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông…sẵn sàng quên mình để lo cho đất nước. Khi đất nước có giặc ngoại xâm các Ngài có thể cầm gươm lên ngựa, cởi áo cà sa khoác áo chiến bào xông pha ra chiến trường để cứu nhân dân thoát khỏi bạn ngoại xâm. Hành động đó xuất phát từ tấm lòng từ bi, cứu khổ của người con Phật, nó đã hun đúc trong lòng người dân Đại Việt một tinh thần yêu nước nồng nàn, kết tinh thành truyền thống lịch sử.
Tuy thời kỳ lịch sử đã trôi qua nhưng giá trị hiện thực của Phật giáo thờiLý-Trần vẫn được tăng thêm qua mỗi lần nhìn lại. Thời đại lý tưởng ấy đã sinh ra những con người lý tưởng, đó là những vị vua Phật tử thuần thành, thấm nhuần giáo lý đạo Phật. Phật giáo là yếu tố tích cực góp phần xây dựng nên những thành công rực rỡ. Xã hội ấy là một xã hội lý tưởng, thấm đượm tinh thần “từ bi bình đẳng, vô ngã vị tha” và được giáo dục bằng giáo lý Ngũ giới, Thập thiện, Xem dó là khuôn mẫu, là chuẩn mực sống, nhằm xây dựng con người Chân - Thiện - Mỹ.