PHẬT GIÁO ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (122 6 1400)

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 51)

2.2.1. Bối cảnh lịch sử

Triều Lý lấy Phật giáo làm bệ đỡ tư tưởng, đã rất thành công trong sự nghiệp phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao và văn hóa. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng triều Lý cũng không tránh khỏi vận suy. Điều này không tức khắc xảy ra trong một sớm một chiều mà nó có những căn nguyên sâu sa. Khi trả lời vua Lý Thần Tông về lẽ thịnh

suy, Quốc sư Viên Thông từng nói “Nguồn gốc dẫn đến điều đó thì không chỉ một sớm, một chiều mà có manh nha từ trước. Trời đất không thể nóng hay lạnh tức khắc, mà phải chuyển biến dần từ mùa xuân qua mùa thu..”[11,

tr.81].

Có thể nói vào thời vua Nhân Tông (1072 - 1127), nhà Lý đạt tới đỉnh cao của sự thịnh trị, nhưng sau đó từ đời Lý Anh Tông hầu hết các vua lên ngôi đều nhỏ tuổi, hoặc chết yểu (Thần Tông lên ngôi lúc 11 tuổi, Anh Tông 5 tuổi, Cao Tông mới 2 tuổi); Lý Thần Tông chết năm 21 tuổi, Cao Tông chết năm 37 tuổi. Chính vì các vua lên ngôi còn nhỏ tuổi, nên hậu cung thường là một phần của sự rối ren phức tạp trong nội bộ. Như quan hệ giữa Đỗ Anh Vũ

và Lê Thái Hậu, hay việc đút lót vàng để Tô Hiến Thành chấp thuận cho Long

Xưởng nối ngôi…tất cả đều là mầm họa của triều đình. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” tả lại tình trạng chính trị cuối thời nhà Lý như sau: “Bấy giờ thừa hưởng thái bình đã lâu ngày , giường mối dần bỏ, dân không biết việc binh, giặc cướp nổi lên không ngăn cấm được. Vua mới lên nối ngôi, đem việc nước giao cho Đàm Dĩ Mông. Dĩ Mông là người không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đổ nát” [4, tr.335].

Trong những năm tháng cuối triều Lý , xã hội vô cùng loạn lạc. Vua Lý Huệ Tông thân mang bệnh chữa không khỏi, lại không có con nối dõi. Trong khi đó, năm Giáp Thân, niên hiệu Kiến Gia thứ 14 (1224), vua ủy nhiệm toàn quyền cho một mình Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đình. Nhân vua Huệ Tông không có con nối dõi, Trần Thủ Độ đã ép vua Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng (lúc này Chiêu Hoàng 6 tuổi). Trần Thủ Độ đã sắp xếp để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh. Triều đại nhà Trần được thiết lập.

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 51)