Chính sách của triều Trần đối với Phật giáo

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 52)

2.2.2.1. Chính sách chung đối với tôn giáo

Nhà Trần về cơ bản cũng thực hiện chính sách bình đẳng, tự do tín ngưỡng tôn giáo giống như triều Lý.

Từ năm 1247 mở khoa thi, bắt đầu định lệ Tam khôi. Năm ấy Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn, Đặng Ma La đỗ Thám hoa là tiêu biểu cho 48 người đỗ Thái học sinh. Đến năm 1253 nhà Trần cho lập Quốc học viện, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Mạnh Tử, vẽ tranh 72 người hiền để thờ. Cùng năm vua còn xuống chiếu vời Nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng Tứ thư, Ngũ kinh. Năm 1272, Hàn Lâm viện học sĩ kiêm

Quốc tử viện giám tu Lê Văn Hưu soạn xong bộ “Đại Việt sử ký”, ghi chép từ

xuống chiếu tìm người tài giỏi, đạo đức và thông hiểu kinh sách làm tư nghiệp Quốc tử giám, tìm người có thể giảng bàn ý nghĩa của Tứ thư, Ngũ kinh sung vào nơi hầu vua đọc sách…

Lão giáo được truyền sang từ Trung Quốc và cũng được nhà Lý và nhà Trần tôn trọng. Lão giáo cũng được đối xử bình đẳng với Phật giáo và Nho giáo. Phùng Tá Khang được bổ chức Tả nhai Đạo lục, là người có trông coi về Đạo giáo. Đầu thời Trần không thấy nói nhiều về Đạo giáo. Mãi đến đời vua Anh Tông, mới có một đạo sĩ phương Bắc là Hứa Tông Đạo theo thuyền buôn sang ta, đến ở bến Yên Hoa (nay là phường Yên Phụ, Hà Nội). Đạo Lão

bắt đầu phát triển mạnh từ thời vua Dụ Tông (1341-1370) về sau. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Đời vua Dụ Tông, năm Mậu Thân, Đại Trị năm thứ 11 (1368), mùa đông, tháng 10, cho mời đạo sĩ Huyền Vân ở Chí Linh đến kinh để hỏi về phép tu luyện. Ban cho động của đạo sĩ là “Huyền Thiên động” [5, tr.145]

Vào cuối triều Trần, khi triều chính đã suy vi, đất nước rối ren, loạn thần nổi lên, Lão giáo đã tiếp tay cho Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần. Theo

“Đại Việt sử ký toàn thư” thì vào năm 1398, Hồ Qúy Ly đã ngầm sai đạo sĩ Nguyễn Khánh ra vào trong cung, thuyết phục vua rằng: “Cõi tiên thanh nhã thơm tho, khác hẳn phàm trần. Liệt thánh triều ta chỉ thừ đạo Phật, chưa có ai theo Chân tiên. Bệ hạ được tôn ở ngôi cửu ngũ (chỉ ngôi vua), nhưng muôn việc khó nhọc, chi bằng truyền ngôi cho Đông cung để giữ khí hư hòa” [5, tr.193-194].

Vua nghe lời, rồi Khánh làm lễ tâu nghi vào sổ phụng đạo vào cõi tiên. Qúy Lý làm cung Bảo Thanh ở phía Tây Nam núi Đại Lại, mời vua tới đó ở. Vua nối là Thái tử An. Vua ở ngôi được hai năm, sau đó Hồ Qúy Lý cướp ngôi, phế vua xuống làm Bảo Đại Ninh Vương.

2.2.2.2. Chính sách cụ thể đối với Phật giáo

Đến thời nhà Trần, Phật giáo đã có lịch sử hành đạo hơn một nghìn năm ở nước ta. So với triều Lý, tuy có một số thay đổi nhưng về cơ bản các vua Trần vẫn sùng mộ đạo Phật.

Năm Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7 (1231) “Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ có chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ” [5, tr.13]

Năm Nhâm Tuất, Thiệu Long thứ 5 (1262) chùa Phổ Minh được xây

dựng. Đời vua Nghệ Tông, sử sách ghi: “…Sau này Nghệ Hoàng đến Yên Sinh, tưởng nhớ hai người bề tôi đó, liền sai Trần An trùng tu chùa cũ của Tảo và Chung, lại cấp ruộng để thờ cúng, ban tên là chùa Trung Tiết” [5,

tr.33].

Về việc thỉnh Đại tạng kinh và ấn tống có ghi hai sự kiện đó là: “Vào năm Ất Mùi, Hưng Long thứ 3 (1295) mùa xuân, tháng 2, ngày mùng 1, sứ Nguyên Tiêu Thái Đăng sang. Vua sai Nội viên ngoại lang Trần Khắc Dụng, Phạm Thảo cùng đi theo, nhận được bộ kinh Đại tạng đem về để ở phủ Thiên Trường, in bản phó để lưu hành” [5, tr.73].

Năm Kỷ Hợi, Hưng Long thứ 7 (1299) “In các sách Phật giáo pháp sự, Đạo Trường Tân Văn và Công Văn Cách Thức ban hành trong cả nước” [5,

tr.78].

Việc in ấn sao chép kinh điển Phật giáo, vua đã xuống chiếu thỉnh sư

Pháp Loa cho khắc bản Đại tạng kinh vào năm Tân Hợi, Hưng Long thứ 19

(1311), đến năm Kỷ Mùi, niên hiệu Đại Khánh thứ 6 (1319) bản khắc mới xong, và không chỉ Pháp Loa vận động tăng ni chích máu in Đại tạng, mà ngay cả vua Anh Tông cùng các cung tần cũng chích máu chép Đại tạng được 20 hộp, ban cho Pháp Loa, và nhờ Ngài viết lời bạt ở sau kinh.

Ngoài các vị vua tự mình bước trên con đường giải thoát, tu hành, chính thức làm một tu sĩ Phật giáo, những vị vua không xuất gia cũng hết lòng

ủng hộ Phật pháp. Theo “Tam tổ thực lục” thì vào đời vua Anh Tông, từ vua

cho tới quan, từ Hoàng hậu cho đến công chúa đều một lòng nhất tâm hộ trì chính pháp, cúng dàng Tam Bảo hàng nghìn mẫu ruộng, hàng nghìn lượng vàng bạc cho thường trụ Tam Bảo. Tiêu biểu:

Năm Canh Tuất, niên hiệu Long Hưng thứ 18 (1310), tháng 3, vua ban cho 80 mẫu ruộng tốt tại làng An Định, khiến nông phu canh tác để cung cấp lương thực cho chúng tăng, và sau bốn, năm năm thì trả lại.

Năm Nhâm Tí, Hưng Long thứ 20 (1312), vua Anh Tông khiến người thân cúng 500 mẫu ruộng tại nông trại Niệm Như để sư làm của thường trụ Tam Bảo.

Năm Qúy Sửu, Hưng Long thứ 21 (1313), Bảo Từ Hoàng thái hậu cúng 300 mẫu ruộng riêng của gia đình để làm của thường trụ Tam Bảo chùa Siêu Loại.

Năm Ất Mão, Đại Khánh năm thứ 2 (1315), Anh Tông đem 30 mẫu ruộng của người cung nữ quá cố là Phạm Thị cúng cho Pháp Loa để làm của thường trụ.

Năm Đinh Tị, Đại Khánh thứ 4(1317), tháng 12, Nguyễn Trường ở Vân Động đến lễ sư, cúng 75 mẫu ruộng để làm của thường trụ Tam Bảo chùa Quỳnh Lâm…

Ngoài việc cúng nhiều ruộng để lấy lương thực cho các chư tăng, vua Anh Tông cùng các quan chức triều đình, hoàng hậu, công chúa còn cúng rất nhiều vàng để Pháp Loa làm chùa, tô tượng, đúc chuông, hay làm từ thiện, bố thí cho những người nghèo đói.

Theo “Tam Tổ thực lục” thì quãng thời gian hơn hai chục năm, Trúc

hơn trăm tượng bằng đất, dựng hai cảnh chùa lớn và năm ngôi tháp, lập hơn 200 tăng xá, độ hơn 15.000 tăng ni, in bộ Đại tạng kinh…

Nói tóm lại, chính sách đối với Phật giáo của nhà Trần căn bản giống nhà Lý đều là sự tự nguyện của vua quan. Tuy không có những chính sách cụ thể, nhưng triều đình cùng hoàng tộc cũng đều rất quan tâm tới sự phát triển của Phật giáo, luôn coi Phật giáo là căn cốt của văn hóa dân tộc. Do đó, các vua đều có một ý thức là nâng đỡ Phật giáo bằng mọi hình thức.

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 52)