Xây dựng một nền tư tưởng quốc gia độc lập, tự chủ và thống nhất

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 76)

Ý thức độc lập tự chủ và thống nhất quốc gia là một nội lực tự cường, là sinh khí tiềm tàng của dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm, ý chí ấy ngày càng được hun đúc để tạo nên một hằng số của lịch sử Việt Nam. Ý chí ấy có thể không được viết ra thành những học thuyết trình bày mang tính lí luận, nhưng nó thường biểu hiện một cách phổ biến trong những hành động lịch sử của dân tộc, trong những hành vi bộc lộ tinh thần kiên cường của các nhân vật lỗi lạc trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Ý thức được nhiệm vụ trọng đại đó, nhà Lý, mở đầu là Lý Thái Tổ, đã quyết định “hoạch định lại” vị trí của kinh đô, dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Thái Tổ nhận xét về thành Đại La như sau: “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp

nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” [4, tr.241].

Để xây dựng một quốc gia thống nhất và độc lập lâu dài không chỉ có sự tạo dựng kinh đô. Với trung tâm của một quốc gia là đủ, mà công việc trọng yếu và lâu dài hơn không thể thiếu được là xây dựng một nền văn hóa, một nền tư tưởng thống nhất và độc lập. Không thể có một quốc gia thống nhất và lâu dài chỉ bằng sức mạnh quân sự. Để có một nền độc lập và thống nhất lâu dài cho một quốc gia thì không chỉ cần sức mạnh bạo lực để bảo vệ chủ quyền dân tộc trước sự xâm lăng từ bên ngoài, sẵn sàng dập tắt mọi thế lực chính trị, cát cứ bên trong mà còn phải có một chỗ dữa vững chắc về mặt ý thức hệ.

Vậy ý thức hệ mà triều Lý - Trần có xu hướng dựa vào làm nền tảng tư tưởng chính thống cho quốc gia là ý thức hệ nào? Đó chính là ý thức hệ Phật giáo.

Theo lẽ thông thường thì ý thức hệ Nho giáo đương nhiên phải là ý thức hệ chủ đạo của vương triều Lý - Trần. Nhà Lý - Trần đang cần một ý thức hệ chính thống cho việc thống nhất quốc gia trung ương tập quyền phong kiến. Mô hình quân chủ trung ương tập quyền của nhà Hán, nhà Đường và nhà Tống bên Trung Hoa là những tấm gương lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính trị. Tuy nhiên triều Lý - Trần đã không tiến đến Nho giáo và mô hình quân chủ tập quyền Trung Hoa như một xu hướng chủ đạo trong quá trình xác lập ý thức hệ chính thống của mình, mà đã tiến tới Phật giáo, lấy tư tưởng của đạo Phật làm tư tưởng chính thống cho đường lối chính trị đất nước và thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó không phải là một sai lầm. Sự tồn tại và phát triển gần 400 năm của triều đại nhà Lý, Trần đã lập nên nhiều kì tích lịch sử vẻ vang. Điều quan trọng hơn phải nói đến là các triều đại Lý –Trần đã giải quyết có hiệu quả hai nhiệm vụ lịch sử của dân tộc, đó là độc lập dân tộc và

thống nhất quốc gia, tạo ra những tiền đề lịch sử cần thiết cho sự phát triển của nhà nước sau này.

Giải thích vấn đề này ta phải phân tích từ cơ sở kinh tế và cấu trúc giai tầng của xã hội. Nghiên cứu về kinh tế và giai tầng của xã hội thời Lý - Trần đã chỉ ra rằng: trong giai đoạn lịch sử này, cũng như cả khoảng thời gian trên một ngàn năm trước đó, sự phân hóa giai cấp đã có nhưng chưa phổ biến và sâu sắc. Từ đầu thế kỷ X tới hết giai đoạn nhà Trần, về cơ bản, sự xuất hiện của giai cấp địa chủ vẫn chưa phổ biến và mạnh mẽ. Do đó giai cấp địa chủ vẫn chưa phải là một thế lực chính trị áp đảo trong cấu trúc giai tầng của xã hội. Nho giáo trước sau là ý thức hệ của giai cấp địa chủ phong kiến. Khi mà trong xã hội, thế lực của giai cấp này chưa đủ mạnh và chưa nắm được quyền thống trị, thì đương nhiên Nho giáo chưa có đất dụng võ. Và do đó nó chưa có cơ hội để trở thành ý thức hệ độc tôn, chính thống của xã hội. Đây là trường hợp tương ứng với giai đoạn lịch sử thời Lý - Trần.

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)