Vai trò Phật giáo Việt Nam trước thế kỷ XI

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 33)

Thứ nhất, tạo nên niềm tin và sức mạnh cho cộng đồng để trụ vững và

vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Việt Nam vốn là một xứ sở nông nghiệp trồng lúa nước, nên con người sớm nảy nở tín ngưỡng tôn thờ các hiện tượng tự nhiên. Bốn vị thần mây (pháp Vân), thần sấm (pháp Lôi), thần sét (pháp Điện), thần mưa (pháp Vũ) của cư dân trồng lúa nước cũng được chuyển hóa thành bốn vị Phật (pháp Vân, pháp Lôi, pháp Điện, pháp Vũ, còn được gọi là tứ Pháp) an vị ở bốn địa điểm với đầy đủ sức mạnh và lòng từ bi để gia trì bảo hộ cho người Việt.

Như vậy, Phật giáo trong những thế kỷ đầu đã đáp ứng được nhu cầu cần có một vị thần linh vừa gần gũi, vừa có nhiều quyền năng với sức mạnh siêu nhiên để giúp người dân vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống.

Thứ hai, các nhà sư có công trong việc truyền dạy chữ nghĩa cho quần

chúng nhân dân, góp phần củng cố ý thức cộng đồng cho các Phật tử. Nho giáo được đưa sang nước ta từ rất sớm nhằm mục đích đồng hóa, nhưng việc đào tạo, dạy chữ nghĩa cho đại đa số quần chúng nhân dân lại được tiến hành ở các ngôi chùa, do đó các tăng ni không chỉ làm các công việc dạy chữ và truyền giảng giáo lý đạo Phât mà còn góp phần củng cố ý thức cộng đồng.

Thứ ba, các nhà sư trở thành những trí thức yêu nước, người có văn

hóa, có trình độ, có vị trí quan trọng trong triều đình, là những cố vấn của triều đình.

Thời Đinh, các nhà sư Ngô Chân Lưu và Trương Ma Ni đã tham gia hoạt động chính trị, có công lớn trong sự nghiệp xây dựng triều Đinh, họ là những thiền sư đức tài song toàn. Đến thời Tiền Lê, vua Lê Đại Hành rất tôn

trọng và kính nể thiền sư Ngô Chân Lưu và thiền sư Đỗ Pháp Thuận. Hai thiền sư này đã mang hết tài năng phục vụ đất nước, dân tộc, cùng nhau vạch định kế sách phò tá vua Lê Đại Hành, xây dựng triều chính, củng cố quốc gia. Sư Pháp Thuận là người có tài trù tính kế hoạch của triều đình, đã giúp vua Lê Đại Hành trong việc soạn thảo các văn bản quan hệ ngoại giao giữa các nước Đại Cồ Việt và nhà Tống. Còn sư Ngô Chân Lưu (Khuông Việt đại sư), vua Lê Đại Hành cũng rất kính trọng, phàm các việc quân quốc của triều đình, Ngô Chân Lưu đều được mời tham dự. Tiếp đó, thiền sư Vạn Hạnh cũng được vua Lê Đại Hành cho mời vào cung tham gia triều chính với tư cách là một cố vấn, ông đã đóng góp nhiều ý kiến giúp vua Lê Đại Hành chống giặc ngoại xâm và dựng nước.

Điều đó chứng tỏ các nhà sư đã trở thành các nhà hoạt động chính trị, tham gia giúp vua trị vì đất nước, đóng góp vai trò dựng nước và giữ nước. Họ chính là những quan văn đứng bên cạnh vua, bày các kế sách giúp vua.

Thứ tư, các nhà sư đã tham gia hoạt động ngoại giao để giữ yên đất

nước.

Thời Tiền Lê, nhà Tống sai Lý Giác sang nước ta phong tước cho vua, vua Lê Đại Hành sai thiền sư Đỗ Pháp Thuận giả là người cai quản bến đò để xem xét hành động của Lý Giác. Lý Giác là người thích thơ văn, lúc qua sông thấy hai con ngỗng đang bơi giũa sông, Lý Giác ngâm hai câu thơ:

“Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha”

(Ngỗng ngỗng hai con ngỗng Ngửa mặt nhìn chân trời) Sư Pháp Thuận đang cầm chèo, bỗng đọc tiếp:

“Bạch mao phô lục thủy Hồng trạo bãi thanh ba”

(Nước xanh phô lông trắng

Chèo hồng sóng xanh bơi) [21, tr.40 – 41]

Năm Thiên Phúc thứ 7 (986) nhà Tống sai Lý Giác sang nước ta lần thứ

hai, Khuông Việt đại sư đã được vua ủy thác làm một bài từ “Ngọc lang quy”

để tiễn Lý giác:

“Tường quang phong hảo cẩm hàm chương, Dao vọng thần tiên phục đế hương.

Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lang, Cửu thiên quy lộ trường.

Tình thảm thiết,

Đối ly trường, Phan luyến sứ tinh lang Nguyệ tương thâm ý vị biên cương, Phân minh tấu ngã hoàng”.

(Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương, Thần tiên lại đế hương.

Vượt sóng xanh muôn dặm trùng dương, Về trời xa đường trường.

Tình thắm thiết, Chén lên đường, Vin xe sứ vấn vương.

Xin đem thâm ý vì Nam cương, Tâu vua tôi tỏ tường) [21, tr.46-47].

Đây là một bài từ không chỉ hay về mặt văn chương, mà nó còn mang một ý nghĩa chính trị ngoại giao. Bài từ của Ngô Chân Lưu tiễn sứ giả Lý giác được coi là bài từ cổ nhất trong lịch sử văn học cổ điển Việt Nam. Phan Huy

hay, cũng đủ khoe có nhân tài, mà quốc thể được thêm tôn trọng, làm cho người Bắc (Trung Quốc) phải khuất phục”[1, tr.252].

Thứ năm, nhờ có các cột kinh Phật, thư pháp hình thành, thể hiện nghề

chạm khắc đá đã có từ lâu đời. Ông cha ta đã cho khắc chữ Hán trên đá từ lâu. Trong kho tàng văn bia Việt Nam, mới phát hiện ở Đông Sơn (Thanh Hóa) một bia đá có niên đại vào năm 618, chạm khắc một ít chữ Hán. Đến thời nhà Đinh, đạo Phật phát triển mạnh, không chỉ người dân theo đạo Phật mà các vua, các hoàng tử cũng rất tin vào đạo Phật, muốn làm nhiều điều thiện, tránh làm điều ác. Mùa xuân năm 979, Nam Việt Vương Đinh Liễn thấy mình đã chịu nhiều gian khổ, lại có nhiều công lao, không được vua cha phong làm Thái tử, nên cho người ngầm giết Hạng Lang là em của mình. Sau khi giết em, ân hận và đau khổ, Đinh Liễn bèn cho làm 100 tòa kinh Phật bằng đá, hình bát giác dựng bên bờ sông Hoàng Long, bên ngoài kinh đô Hoa Lư để cầu cho linh hồn Hạng Lang được siêu thoát, cũng là cầu xin Đức Phật tha thứ cho việc làm ác của mình. Sang thời Tiền Lê, vua Lê Đại Hành đã cho chạm khắc một cột kinh Phật đá lớn. Cột kinh Phật của vua Lê Đại Hành có chiều cao tính từ chân tảng đến chóp là 4,16 m, gồm 6 bộ phận đã được đá lắp thành. Thân cột hình bát giác được chạm khắc khoảng 2.500 chữ Hán là kinh Đà Na Ni, kinh Thủ Lăng Nghiêm và bài thần chú ca ngợi sự bền vững của đức hạnh Phật. Cột kinh đá này được làm vào năm Ứng Thiên thứ 2 (năm 995), hiện còn dựng ở chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Thứ sáu, nhờ có các nhà sư mà nền văn học viết Việt Nam ra đời. Tiêu

biểu, khoảng năm (981 – 982), khi vua Lê Đại Hành ở kinh đô Hoa Lư hỏi về vận nước thì nhà sư Đỗ Pháp Thuận đáp lại:

Quốc tộ như đằng lạc Nam thiên lý thái bình

Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh”

(Vận nước như dây cuốn Trời Nam sống thái bình Rảnh rang trên điện các

Chốn chốn dứt đao binh). [21, tr.41].

Có thể nói rằng, bài thơ “Vận nước” có ý nghĩa vô cùng to lớn, là bài

học quý giá cho những người lãnh đạo đất nước. Bài thơ này đã được đưa vào

sách Ngữ văn lớp 10 ở bậc Trung học phổ thông để giảng dạy cho học sinh,

coi đây là tác phẩm đầu tiên của văn học viết Việt Nam. Như vậy, thiền sư Đỗ Pháp Thuận là một trong những tác giả văn học viết đầu tiên của Việt Nam. Sự đóng góp của ông rất quan trọng. Lịch sử văn học viết Việt Nam đã khẳng định tên tuổi của sư Đỗ Pháp Thuận, sẽ sống mãi với dân tộc, với thời gian, với văn học viết Việt Nam.

Thứ bảy, đóng góp quan trọng của Phật giáo thời kỳ này là rất nhiều

ngôi chùa được xây dựng. Đó là chùa Dâu (Bắc Ninh), chùa Khai Quốc (Hà Nội), chùa Bà Ngô (Ninh Bình), chùa Hoa Sơn (Ninh Bình)…

Thứ tám, nhờ thế lực của nhà chùa mà đại diện là sư Vạn Hạnh đưa Lý

Công Uẩn lên làm vua, lập nên một vương triều mới – triều Lý. Thiền sư Vạn Hạnh đã nhìn thấy yêu cầu bức thiết của lịch sử, là phải tìm thấy một người đại biểu ưu tú để lãnh đạo đất nước trước sự suy vong của vương triều Tiền Lê. Điều đặc biệt là sự chuyển giao giữa hai vương triều lại không đổ máu, tranh chấp. Vương triều Lý (1009 – 1225), khoảng thời gian trên hai trăm năm, điều đó chứng tỏ sự nhìn nhận, đánh giá của sư Vạn Hạnh là vô cùng đúng đắn, sáng suốt.

Đạo Phật ra đời vào thế kỷ thứ VI Tr.CN ở Ấn Độ. Lúc đầu Phật giáo đã xuất hiện như một nỗ lực cá nhân của Đức Phật Thích Ca nhằm tìm kiếm

một con đường, một giải pháp giải phóng, phổ độ chúng sinh thoát khỏi bể khổ trầm luân. Nhờ công quả tu hành, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khám phá ra chân lý của sự giác ngộ, đó chính là sự giải thoát khỏi mọi sự đau khổ và đạo Phật đã được nhân loại hoan nghênh đón nhận, tôn sùng từ hàng nghìn năm nay, bởi lẽ đạo Phật không chỉ đưa ra con đường giải thoát cho con người thoát khỏi những kì thị xã hội và tín ngưỡng cụ thể đang tồn tại trong xã hội cổ đại lúc đó mà còn giúp con người trở về với hướng thiện, tìm thấy sự bình yên, từ bi trong tâm linh từng cá nhân con người cũng như tìm thấy một con đường chung sống hài hòa, hướng thiện với nhau trong xã hội. Đó chính là lý do khiến cho đạo Phật được hoằng dương và trường tồn.

Phật giáo ra đời với những giáo lý của nó. Sau này hệ thống giáo lý của đạo Phật tiếp tục được phát triển theo những hướng riêng để trở thành những dòng tu, những giáo phái khác nhau. Nhưng tất cả các dòng, các phái, dù có khác biệt nhau đến đâu trong những luận điểm, những phưỡng pháp tu tập cụ thể thì cũng đều dựa trên những giáo lý căn bản đó. Đó là những con đường khác nhau để tiếp cận đến chân lý của sự giác ngộ, đạt đến cảnh giới Niết Bàn.

Phật giáo ra đời và được truyền bá đến một số nước trên thế giới. Việt Nam đã tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ và sau đó là Trung Quốc. Ở chương này em xin trình bày một cách khái quát về sự lịch sử và đóng góp của Phật giáo vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước của dân tộc Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đây là một cơ sở rất quan trọng để phân tích, đánh giá vai trò của Phật giáo trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo, đặc biệt trong thời kỳ Lý – Trần.

Chương 2

PHẬT GIÁO ĐẠI VIỆT DƯỚI TRIỀU ĐẠI LÝ – TRẦN (1009 - 1400)

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)