Đoàn kết toàn dân

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 80)

Như chúng ta đã biết, từ xa xưa phong kiến phương Bắc luôn có âm mưu muốn bành trướng lãnh thổ. Nước ta được biết đến là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, nằm trên con đường giao lưu buôn bán… Vì vậy nước ta là miếng mồi ngon béo bở cho chúng. Đế chế Mông - Nguyên và trước đó là nước Tống của Trung Hoa đang tiến hành thôn tính Đại Việt. Lúc này nước Đại Việt nằm dưới sự lãnh đạo của nhà Lý và nhà Trần. Lãnh thổ và dân số của Đại Việt thật không đáng kể so với nhà Tống và đế quốc Mông Nguyên. Tiềm lực kinh tế của quốc gia của Đại Việt so với chúng cũng thật nhỏ bé. Nhưng diệu kỳ thay nước Đại Việt bé nhỏ lại chiến thắng và chiến thắng vô cùng hiển hách. Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta đã chứng minh

một chân lí: “Khi một nước nhỏ, ít dân, nhưng đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc thì có thể đánh bại những kẻ thù mạnh và hung hãn nhất”.

Người dân Việt là những con người hiền lương, thật thà, chất phác và có một lòng yêu nước nồng nàn. Giáo lý Phật giáo được phổ cập trong quần chúng phần nhiều là nhờ vào sự giáo hóa của các vị thiền sư và đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt thành của các vị vua mộ đạo. Nhờ những chính sách cải tổ khoan

hồng, rộng lượng, đậm chất nhân bản mà xã hội Đại Việt lúc bấy giờ mới được thịnh vượng và có đủ sức vượt qua mọi biến cố xã hội, cụ thể là qua cuộc kháng chiến chống Tống, chống Mông Nguyên và quân Chiêm Thành.

Thời Lý – Trần, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, thời kỳ mà giai cấp cầm quyền biết sử dụng giáo lý từ bi, vô ngã, hòa hợp của đạo Phật vào việc cải tổ hành chính, luật pháp, khiến cho người dân cảm thấy yên ổn, xã hội ít bị rối loạn, các tệ nạn xã hội ít xảy ra. Nếu nhìn vào sự phát triển của thời kỳ Lý – Trần, thì người ta sẽ đặt câu hỏi, dựa vào đâu mà một đất nước nhỏ bé như thế lại chiến thắng được quân xâm lược phương Bắc, hết Tống rồi đến Nguyên? Tất cả đều dựa vào sự đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân cả nước và bên cạnh đó là nhờ vào sự chỉ huy tài tình của cấp lãnh đạo, trong đó có sự cố vấn của các thiền sư. Điều chính yếu là nhà Lý và nhà Trần đã biết cố kết nhân tâm, tìm chỗ dựa tâm linh vững chắc cho dân tộc lúc bấy giờ đó là đạo Phật.

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 80)