PHẬT GIÁO ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (100 9 1225)

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 39)

2.1.1. Bối cảnh lịch sử

Trong 24 năm ở ngôi trị vì đất nước, Lê Hoàn đã làm được rất nhiều việc cho đất nước trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, quân sự. Vua Lê Đại Hành là người tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Tiền Ngô vương và của Đinh Tiên Hoàng, là người hoàn tất công việc xây dựng nền móng độc lập, tự chủ cho dân tộc, để sau này nhà Lý tiếp tục xây lên bức tường và lợp mái cho ngôi nhà Đại Việt.

Tuy nhiên, nghịch lý trong quan hệ giữa mô hình tập quyền quân sự và bệ đỡ tư tưởng Phật giáo đã bộc lộ ngay sau khi Lê Đại Hành băng hà. Các vua Lê kế vị chỉ duy trì được 4 năm , nhưng chừng ấy năm nhân dân ta sống trong cảnh lầm than, phẫn uất dưới ách cai trị hà khắc của một vương triều đã trở nên mục nát. Thời Đinh vì ngôi vị mà Đinh Liễn đã giết em của mình là Hạng Lang. Nay dân tộc ta phải chứng kiến cảnh đau lòng tương tự, cũng vì ngôi vị, vì tham vọng của danh và lợi mà Long Đĩnh đã mượn bàn tay của kẻ trộm trèo tường vào cung sát hại anh mình là Trung Tông để tiếm ngôi, chính việc làm này là một trong những nguyên nhân làm cho nhà Tiền Lê suy vong.

Lê Long Đĩnh lên nối ngôi lại sớm đi vào con đường ăn chơi sa đọa. Nhà vua lại có tính tàn ác, bày ra những kiểu tra tấn, hành hình dã man như: quấn cỏ khô quanh người bị tội rồi sai châm lửa đốt, dùng dao cùn để chém người bị hành hình cho đến khi chết, róc mía trên đầu nhà sư, để dao chặt vào đầu sư cho máu chảy…Sự sa đọa và tàn bạo của Lê Long Đĩnh là biểu hiện

khá rõ nét sự suy vong của vương triều Tiền Lê. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận

xét: “Mất nước há mau chóng, há phải không do đó mà ra” [4, tr.237].

Vương triều Tiền Lê suy vong, vương triều Lý thay thế. Điều đặc biệt là vương triều Lý thành lập thay thế nhà Tiền Lê trải qua quá trình chuyển giao quyền lực êm thấm, hòa bình không đổ máu và có sự ủng hộ giúp sức của giới Phật giáo. Sự kiến lập của triều Lý là một nấc thang mới, kế tục sự nghiệp xây và củng cố chính quyền và nền văn hiến dân tộc ở một tầm cao và vận thế mới.

Trong suốt bảy thập kỷ đầu kỷ nguyên độc lập, Phật giáo là một yếu tố quan trọng, đứng ở vị trí trung tâm của kiến trúc thượng tầng của nhà nước quân chủ Đại Cồ Việt. Với vai trò là bệ đỡ tâm linh, tinh thần, ý thức hệ và nền tảng đạo đức, Phật giáo tiêu biểu cho khát vọng vươn lên của dân tộc, góp phần tạo nên sự đồng thuận chung và là một cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời Phật giáo cũng đóng vai trò chính trị - xã hội quan trọng, vừa là cố vấn cho các bậc quân vương, lại vừa là bậc thầy khuyên bảo, chăm lo dạy dỗ dân chúng ở xóm làng.

Với vị thế như vậy, Phật giáo, đặc biệt là giới tăng sĩ cao cấp, trong đó tiêu biểu nhất là Thiền sư Vạn Hạnh đã đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo Lý Công Uẩn với tư cách là bậc nhân tài sáng thế, giúp đỡ ông trong mỗi bước trưởng thành và cuối cùng đã hậu thuẫn ông thành công trong việc mưu lược đứng ra nhận lãnh sứ mệnh kế thừa ngôi báu của nhà Tiền Lê, lập ra một triều đại mới, sửa sang triều chính, dời đô từ Hoa lư về Thăng Long và mở ra một thời đại mới – thời đại thái bình thịnh trị và thăng hoa tột đỉnh của nền văn minh Đại Việt.

2.1.2. Chính sách của triều Lý đối với Phật giáo

2.1.2.1. Chính sách chung đối với tôn giáo

Đối với tôn giáo nói chung, nhà Lý dường như đã thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tạo nên sự bình đẳng về mặt xã hội, có cái nhìn rất chính xác giá trị và mục đích cuối cùng của các tôn giáo là khác nhau. Các vua Lý muốn mang lại một sự tự do thực thụ cho người dân, bằng cách giúp cho dân hiểu và thực hành giáo lý của Đức Phật, mong rằng họ không còn tham, sân, si, thì họ sẽ đạt được tự do và hạnh phúc. Các vua triều Lý cũng muốn sử dụng tinh thần Bát chính đạo của Phật giáo để xóa bỏ mê tín dị đoan, những hủ tục từ xưa đến nay vẫn đang tồn tại trong cộng đồng làng xã. Chỉ có phát huy được Bát chính đạo của nhà Phật, thì mới đẩy lùi được mê tín. Vua Lý Thái Tổ cũng học được sự tự do chân thực từ những tấm gương của các bậc cao tăng Phật giáo. Hành trạng của họ đã giúp cho vua nhận thức rõ tự do tâm linh. Sự việc Tăng thống – Đại sư Khuông Việt, cũng như Thiền sư Vạn Hạnh, sau khi giúp vua hoàn thành đại sự đều trở về chùa tu hành, không màng tới danh lợi, đã tác động rất lớn đến tự tưởng tự do tâm linh của nhà vua.

Với tư tưởng tôn trọng sự tự do tín ngưỡng, không phân biệt tôn giáo,

nên ngay khi mới lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã “…hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại” [4, tr.242]. Trong lệnh

này không chỉ chùa chiền của Phật giáo, mà cả những đạo quán của Lão giáo cũng được tu sửa. Trong ba lần khuyến khích người xuất gia thì một lần vua cho cả người theo đạo Lão được tu hành, lần đó xảy ra vào năm Bính Thìn, niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (1016). Những lệnh này ban ra cho thấy, triều Lý thực hiện chính sách bình đẳng tôn giáo đối với xã hội. Đường lối này được thực hiện nhất quán tới thời vua Lý Nhân Tông,

Trong thời gian trị vì của mình, vua Lý Thái Tông đã cư xử rất bình đẳng đối với Đạo giáo. Tinh thần tự do bình đẳng của vua Lý Thái Tông thể hiện rất rõ qua sự kiện vua ban áo ngự cho đạo sĩ Trần Tuệ Long ở quán Nam Đế. Năm Tân Mùi, niên hiệu Thiên Thành thứ 4 (1031), đạo sĩ Trịnh Trí Không xin cho các đạo sĩ được nhận Ký lục, một loại giấy chứng nhận cho phép tu hành ở cung Thái Thanh, vua đã y cho.

Không chỉ Phật giáo, Đạo giáo phát triển mà Nho giáo cũng được quan tâm. Vào năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Đến năm Ất Mão, niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075) mùa xuân, tháng 2, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu tuyển minh kinh bác học và thi Nho học tam trường, Lê Văn Thịnh đã trúng tuyển, được tuyển vào cung để hầu vua học. Năm 1076, vua cho lập Quốc Tử Giám. Đây là trường học đầu tiên của nước ta. Đến năm Bính Dần, Quảng Hựu thứ 2 (1086), mùa thu, tháng 8, thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn Lâm Viện, Mạc Hiển Tích trúng tuyển, bổ làm Hàn Lâm học sĩ.

Dưới thời Lý Nhân Tông, cả Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được

đối xử rất bình đẳng. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Mùa đông, tháng 11, năm Thiên phù Duệ vũ thứ 7 (1126), sau khi vua đi xem gặt ở hành cung Ứng Phong về đến kinh sư, các nhà Nho, Đạo, Thích đều dâng thơ mừng” [4,

tr.294]. Những lúc nhàn rỗi, vua vẫn mời cả cao tăng Phật giáo cũng như Đạo giáo vào cung để đàm đạo, và họ đều để lại cho vua Nhân Tông một ấn tượng kính ngưỡng.

Nhờ chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo, nhà Lý đã tập hợp được lực lượng toàn dân. Dù theo bất kỳ tôn giáo nào, người dân cũng đều vì vua, vì đất nước. Chính sách tôn giáo của triều Lý không chỉ mang đặc tính tự do, bình đẳng, khoan hòa, mà quan trọng hơn là nhờ đó mà

nhiều tôn giáo, tín ngưỡng xích lại gần nhau, đan xen vào nhau và tạo nên thể hỗn dung, hài hòa. Chính trên nền tảng hỗn hung, khoan hòa giữa “Tam giáo - Nho, Phật, Đạo” với các tín ngưỡng cổ truyền của người Việt, trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước của người Việt mà Phật giáo đời Lý đã phát triển rực rỡ và khẳng định được vị trí, giá trị của mình với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chấn hưng dân tộc.

2.1.2.2. Chính sách cụ thể đối với Phật giáo

Có thể nói vương triều Lý đã thực hiện và áp dụng nhất quán tư tưởng Phật giáo trong các chính sách trị quốc của mình, nó thể hiện trong mọi chính sách bao gồm tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…Trong hệ thống luật lệnh thời Lý ta cũng thấy rõ tư tưởng của Phật

giáo. Vào đời vua Lý Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật Hình thư gồm 3 quyển, tuy bộ luật này đến nay bị thất lạc, nhưng thông qua “Đại Việt sử ký toàn thư”, nhất là những chính sách đối với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, phần nào giúp ta hiểu được những tư tưởng của bộ luật Hình thư. Về lý do soạn bộ Hình thư, sử cũ chép lại như sau:

“Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo.

Tháng 11, xuống chiếu cho những người từ 70 tuổi trở nên, 80 tuổi trở xuống, từ 10 tuổi trở nên, 15 tuổi trở xuống và những người ốm yếu cho đến các thân thuộc nhà vua từ hạng Đại công trở lên ( tức quan hệ anh em con

chú con bác với vua), phạm tội thì cho chuộc (bằng tiền), nếu phạm tội Thập ác thì không được theo lệ này.” [4, tr.263].

Căn cứ vào lời văn của đoạn trích trên ta có thể thấy rằng trước bộ luật

Hình thư đã có bộ luật khác, nhưng các quan sử kiện quá câu nệ vào văn cú,

khiến cho việc xử án trở nên khắc nghiệt, nhiều người bị oan uổng. Bộ luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thư đã ra đời với mong muốn xét xử công bằng, rõ ràng. Chữ Minh Đạo

ở đây có nghĩa là làm sáng tỏ cái đạo trị quốc của vua, mà cái đạo vua đang theo và thực hành chính là đạo Phật. Nên trong câu cuối có ghi , những hạng người nào thì được chuộc tội bằng tiền, nhưng nếu phạm vào “Thập ác” thì không được theo lệ này. Như vậy, ở câu này khiến chúng ta liên tưởng đến giới luật nhà Phật. Vua rất tôn trọng, nên nếu cả hạng Đại công mà phạm vào Thập ác cũng không được dùng “lệ” này để chuộc tội mà phải căn cứ vào điều khoản trong giới luật mà xử phạt.

Thập ác gồm: 1) Giết hại chúng sinh; 2) Trộm cướp tài vật của người; 3) Hành dâm với vợ người khác; 4) Nói dối; 5) Nói thô tục; 6) Xúc hiểm gây chia rẽ hận thù; 7) Nói lời ác độc; 8) Tham lam; 9) Sân hận; 10) Si mê, ngu muội. Trong Thập ác có năm điều thuộc về Ngũ giới. Năm điều giới gồm: Cấm sát sinh, cấm thâu đạo, cấm tà dâm, cấm vọng ngữ và cấm tửu. Với lời

bình “dân lấy làm tiện” có thể hiểu bộ luật Hình thư hợp với lòng dân và hợp

với thực tế.

Tóm lại, những điều khoản trong bộ luật Hình thư đều liên quan đến

giới luật của Phật giáo, đã được nhà Lý sử dụng trong công cuộc trị nước của mình, trong đó Ngũ giới và Thập thiện là cốt lõi cho bộ luật mang nhiều yếu tố nhân từ. Không phải ngẫu nhiên mà triều Lý có rất nhiều lần xuống chiếu cho đại xá thiên hạ, giảm tô thuế cho dân.

Cùng với việc ban hành bộ luật Hình thư, nhà Lý đã cho xây chùa, đúc

dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức. Ngoài ra trong thành còn cho xây dựng chùa Hưng Nghiêm, chùa Thắng Nghiêm. Năm 1049, vua Lý Thái Tông cho xây dưng chùa Diên Hựu. Năm 1056, vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên. Năm 1121, vua Lý Nhân Tông cho xây chùa Quảng Giáo ở núi Tiên Du. Năm 1133, vua Lý Thần Tông cho xây chùa Thiên Ninh và Thiên Thành. Vua Lý Anh Tông xây dựng lại chùa Chân Giáo ở kinh thành năm 1160…

Dưới thời Lý, cùng với việc xây dựng chùa, tháp, nhà Lý còn rất chú trọng đến việc phát triển giáo lý đạo Phật. Vua đã cho thỉnh kinh, rồi chép kinh điển để lưu giữ, coi là bảo bối của đất nước. Năm Mậu Ngọ (1018), mùa hạ, tháng 6, vua đã cho viên ngoại lang là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Tống thỉnh kinh Tam Tạng. Đến năm Canh Thân (1020) Thuận Thiên thứ 11, mùa thu, tháng 9, Đạo Thạnh đi sứ về và thỉnh được Đại tạng kinh, vua đã xuống chiếu cử Tăng Thống Trí Phí sang tận Quảng Châu đón. Năm sau (1021), vua cho làm nhà Tàng kinh Bát Giác để chứa kinh. Đặc biệt, những năm cuối trị vì của vua Lý Thái Tổ, vua đã hai lần xuống chiếu cho phép kinh Tam Tạng, đó là vào năm Qúy Hợi (1023), mùa thu, tháng 9, xuống chiếu cho phép kinh để ở kho Đại Hưng. Tiếp đến năm Đinh Mão (1027) Thuận Thiên thứ 18, mùa thu, tháng 8, vua lại xuống chiếu cho chép kinh Tam Tạng.

Các vua Lý không chỉ có niềm tin vào Phật pháp, mà còn muốn đạo Phật được lưu truyền rộng rãi và trường tồn. Đến đời vua Lý Thái Tông, năm Giáp Tuất, nhân việc được vua Lý tặng cho 2 con voi, vua Tống đã gửi tặng bộ Đại tạng kinh. Vua đã thân ngự tới chùa Trùng Quang trên núi Tiên Du, sai dựng kho Trùng Hưng để chứa kinh. Năm Bính Tí, Thông Thụy thứ 3 (1036), vua xuống chiếu chép kinh Đại tạng rồi cất ở đó.

Cùng với việc xây dựng chùa, tháp, phát triển giáo lý nhà Phật, nhà Lý còn chú trọng đến việc độ tăng và phong phẩm cho sư. Ngay sau khi lên ngôi năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã có lệnh “ban y phục cho các tăng đạo” và độ cho dân làm sư. Theo lệnh này, các thiện nam tín nữ có tín tâm được phép xuất gia, chuyên tâm tu hành. Việc xuất gia này được nhà nước chứng nhận và cấp điệp thọ giới. Trong thời gian trị vì của mình, vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu cho phép tổ chức hàng vạn người xuất gia. Trong số đó, không chỉ có người theo đạo Phật, mà cả những người theo Lão giáo cũng được tu hành tại các đạo quán.

Tóm lại, dưới triều đại nhà Lý, chính sách đối với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, dường như đều tuân thủ nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng và đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc. Mọi tôn giáo đều được bình đẳng và phát triển trong xã hội, miễn sao mang lại lợi ích cho dân tộc, mang lại sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế.

2.1.3. Tình hình Phật giáo thời Lý

2.1.3.1. Các dòng phái Phật giáo

Như chúng ta đã biết, năm 580 dòng phái Tì Ni Đa Lưu Chi và đến năm 820, thiền phái Vô Ngôn Thông được hình thành tại Việt Nam. Sang đến thời Lý, hai dòng phái này tiếp tục phát triển. Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi chịu nhiều ảnh hưởng của Mật giáo, đã từng dịch kinh Đại thừa Phương Quảng Tổng trì là một kinh về Mật giáo. Do ảnh hưởng từ Mật giáo vốn có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian Ấn Độ, thừa nhận các vị thần dân gian mà Phật giáo thời Lý cũng như thời Đinh – Lê trước đó, nhiều nhà sư nổi tiếng

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 39)