Tinh thần xây dựng xã hội khoan dung, nhân hòa

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 78)

Tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật cùng truyền thống yêu thương đồng loại của dân tộc Việt hun đúc lên chủ nghĩa nhân đạo, tính nhân văn trong ứng xử của con người Việt.

Năm Kỷ Mão (1039), Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên làm phản, tiếm hiệu, mở nước, đặt quan thuộc, Lý Thái Tông đã bắt tội Tồn Phúc, nhưng tha cho con là Nùng Trí Cao. Năm Tân Tị 1041, Trí Cao noi theo việc của cha, Thái Tông sai tướng đi đánh, bắt Cao về kinh sư. Vua thương tình trước đã giết cha và anh Trí Cao mà tha tội chết cho y, lại cho thêm mấy châu quận nữa thuộc đất Cao Bằng. Năm 1043 vua ban cho Cao ấn tín, phong cho làm Thái bảo.

Năm Ất Mùi, Long Thụy Thái Bình thứ 2 (1055), mùa đông tháng 10

xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chế không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa” [4, tr.271].

Năm Giáp Thìn, Chương Thánh Gia Khánh năm thứ 6 (1065), mùa hạ, tháng 4, vua ngự ở điện Thiên Khánh để xử kiện. Khi thấy công chúa Động

Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo với ngục rằng: “Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót. Từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm” [4, tr.273].

Năm 1113, xảy ra việc Thái sư Lê Văn Thịnh mưu phản nhưng vua Lý Nhân Tông đã cho Lê Văn Thịnh là một đại thần có công giúp rập, không nỡ giết, bèn đày lên trại đầu sông Thao.

Vua Trần Thái Tông tha tội cho tiểu hiệu là Hoàng Cự Đà. Trước là vua cho hậu cần ăn quả xoài. Cự Đà không được ăn. Đến khi quân Nguyên đến biển Đông, Cự Đà ngồi thuyền nhẹ trốn đi. Đến Hoàng Giang gặp thái tử đi thuyền ngược lên. Cự Đà tránh sang bờ sông bên kia. Quan quân hỏi quân Nguyên ở đâu. Cự Đà trả lời là hãy hỏi người được ăn xoài ấy. Thái tử khép Cự Đà vào cực hình để răn những bầy tôi bất trung, nhưng vua cho rằng đây là lỗi của mình, nên tha tội chết cho Cự Đà và cho đánh giặc chuộc tội.

Đối với nhân dân, phần nhiều các chùa thời Lý, Trần đều có ruộng và kho của riêng, tài sản ấy là lộc để cứu giúp những người dân đói khổ và những năm mất mùa. Các vua và các tín chủ giàu có thường cúng dàng của cải để cho chư tăng bố thí lại cho dân nghèo hay làm những việc cứu trợ công đức khác. Thiền gia nương vào sự giúp đỡ của chính quyền đê thỉnh thoảng

mở ra những pháp hội trong mấy đêm ngày, chẩn tế, bố thí cho dân nghèo đói, xin giảm án và ân xá cho các tội phạm,

Nhiều thiền sư là những thầy thuốc giỏi như Nguyễn Minh Không, Đạo Huệ…đã chế ra nhiều phương dược để cứu chữa cho quần chúng, đồng thời làm phương tiện truyền đạo.

Lòng nhân ái, sự khoan dung, “yêu dân như con đỏ” của vua quan triều Lý, Trần là một trong những nhân tố quan trọng làm cho nhân dân no ấm, kinh tế, văn hóa được mở mang, đất nước thái bình, thịnh trị, Nam bình Chiêm, Bắc phá Tống, đuổi Mông – Nguyên.

Một phần của tài liệu Phật giáo đại việt dưới triều đại lý trần (1009 1400) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)