Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục nhận đơn khởi kiện

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 58)

5. Bố cục của đề tài

3.1.1.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục nhận đơn khởi kiện

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, Thư ký Tòa án thường ra “thông báo” để giải quyết yêu cầu của người khởi kiện sau khi xem xét đơn khởi kiện của họ. Việc ra thông báo trong giai đoạn này là phù hợp, vì đây chỉ là việc Tòa án nhận và xem xét

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

đơn khởi kiện thôi, chỉ dừng lại ở mức độ Tòa án có trách nhiệm xem xét, giải quyết yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, xem xét tính hợp pháp đơn khởi kiện. Tòa án xem xét nội dung yêu cầu, hình thức đơn khởi kiện,... có đủ điều kiện để tiến hành thủ tục thụ lý chưa, có thuộc thẩm quyền của Tòa án không, hay là thuộc thẩm quyền của Tòa án khác và sau khi Tòa án xem xét đơn khởi kiện thì Tòa án trả lời bằng việc ra

“thông báo” để người khởi kiện biết yêu cầu khởi kiện của họ được Tòa án xem xét, giải quyết như thế nào, cho nên không nhất thiết Tòa án phải ra “quyết định” như quy định tại Điều 167 BLTTDS.

Vì vậy, theo tôi, để phù hợp hơn nên bổ sung thêm vào quy định tại Điều 167 theo hướng thêm vào cuối Điều 167 BLTTDS cụm từ “Trong các trƣờng hợp trên Tòa án chỉ ra thông báo” và điều luật được bổ sung như sau “Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trong các trƣờng hợp trên Tòa án chỉ ra thông báo”.

Với việc bổ sung cụm từ “Trong các trường hợp trên Tòa án chỉ ra thông báo”

vào cuối Điều 167 BLTTDSsẽ làm cho nội dung quy định của điều luật được rõ ràng hơn, không còn vướng mắc về vấn đề câu chữ quy định tại Điều 167 BLTTDS, từ đó dẫn đến việc áp dụng pháp luật dễ dàng, thống nhất.

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 58)