5. Bố cục của đề tài
2.2.3.1 Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; đối chất
- Lấy lời khai của đương sự là một trong các biện pháp điều tra quan trọng để thu thập chứng cứ. Trước đây Pháp lệnh tố tụng giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy định việc lấy lời khai của đương sự là một trong các biện pháp mà Tòa án thường xuyên áp dụng24. Nhưng theo quy định mới tại khoản 1 Điều 86 BLTTDS thì “Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại
24
Trương Thanh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng dân sự năm 2008 (cập nhật, bổ sung năm 2012), khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ, tr. 82/191.
Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.”
Như vậy, Thẩm phán là người lấy lời khai, còn Thư ký có nhiệm vụ ghi chép nội dung lời khai của đương sự vào biên bản. Trường hợp vì lý do công tác hoặc trở ngại khách quan, thì Thẩm phán có thể giao cho Thư ký Tòa án tiến hành lấy lời khai nếu đương sự đồng ý. Thư ký ghi lời khai của đương sự đảm bảo ngắn gọn, chính xác, trung thực, rõ ràng. Trường hợp đương sự có sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai thì Thư ký yêu cầu họ ký tên xác nhận vào nơi sửa đổi, bổ sung đó. Sau khi kết thúc biên bản Thư ký cần ghi rõ biên bản đã được đương sự tự đọc lại hoặc được nghe đọc lại, công nhận đúng và yêu cầu các đương sự ký tên, ghi rõ họ tên phía dưới chữ ký hoặc điểm chỉ vào biên bản lấy lời khai, Thư ký và Thẩm phán phải ký tên vào biên bản, đóng dấu Tòa án và lưu vào hồ sơ vụ án.
- Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể xuất phát từ yêu cầu của đương sự, nhưng cũng có thể do Tòa án xét thấy cần thiết để làm rõ sự thật thì có quyền chủ động lấy lời khai của người làm chứng. Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như lấy lời khai của đương sự.
- Biện pháp đối chất có thể được thực hiện theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng. Khi được phân công ghi biên bản đối chất, Thư ký phải chuẩn bị các công việc cần thiết cho việc ghi biên bản và khi kết thúc việc đối chất Thư ký phải yêu cầu những người tham gia đối chất ký tên và lưu hồ sơ vụ án.