Phát hành bản án, quyết định, cấp trích lục bản án

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 55)

5. Bố cục của đề tài

2.2.3.2 Phát hành bản án, quyết định, cấp trích lục bản án

Nhằm đảm bảo cho đương sự được biết rõ về quyền và nghĩa vụ của mình đã được tòa án tuyên trong bản án, quyết định; làm cơ sở cho việc thi hành án; đảm bảo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, khởi kiện thực hiện quyền kháng cáo, Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị thì Tòa án phải phát hành bản án, quyết định, cấp trích lục bản án theo quy định tại Điều 241 BLTTDS.

Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Thư ký phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp. Việc giao bản án phải lập biên bản giao nhận, yêu cầu người nhận ký tên và lưu hồ sơ vụ án. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, nếu đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có yêu cầu trích lục bản án thì Thư ký giúp Thẩm phán trích lục bản án. Sắp xếp lại hồ sơ vụ án, đánh số thứ tự tiếp theo và lập bản kê tài liệu hồ sơ. Nếu hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị thì chuyển lên cho Tòa án cấp phúc thẩm; nếu

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

hồ sơ vụ án không có kháng cáo, kháng nghị hoặc kháng cáo quá hạn không được chấp nhận thì chuyển cho bộ phận lưu trữ.

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÕ CỦA THƢ KÝ TÕA ÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN

DÂN SỰ

Chương này, người viết kết hợp các quy định của pháp luật tố tụng dân sự đã được phân tích ở chương 2 về vai trò của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, nêu ra những hạn chế về vai trò của Thư ký Tòa án theo từng giai đoạn trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và đưa ra các lập luận, dẫn chứng để chứng minh những hạn chế đó. Đồng thời đề ra những giải pháp tương ứng với những hạn chế đó, nhằm mục đích là hoàn thiện hơn nữa pháp luật về vai trò của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.

3.1 Thực trạng vai trò của Thƣ ký Toà án ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án

Một tranh chấp chỉ được coi là một vụ án dân sự khi các bên khởi kiện ra Tòa án và được Tòa án chấp nhận thụ lý. Chính vì vậy, giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xét xử vụ án dân sự. Đây là một giai đoạn quan trọng và không thể thiếu được trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Khi có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì Tòa án có trách nhiệm nhận đơn và xem xét đơn khởi kiện để xem xét, giải quyết yêu cầu của người khởi kiện. Mặc dù pháp luật tố tụng dân sự trong giai đoạn này đã quy định khá đầy đủ, chặt chẽ. Tuy nhiên trong thực tiễn, việc áp dụng pháp luật của Thư ký Tòa án trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được tháo gỡ nhằm giúp cho hoạt động tố tụng của Thư ký Tòa án được thuận lợi, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 55)