Thực trạng quy định pháp luật về biên bản phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 70)

5. Bố cục của đề tài

3.3.1Thực trạng quy định pháp luật về biên bản phiên tòa

Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là giai đoạn kết thúc quá trình giải quyết vụ án dân sự của Tòa án ở cấp sơ thẩm. Phiên tòa sơ thẩm dân sự là nơi tập trung kết quả các hoạt động của các giai đoạn tố tụng trước đó, mọi hoạt động tố tụng của các giai đoạn thụ lý, hòa giải và chuẩn bị xét xử nhằm thực hiện các thủ tục cần thiết hoặc chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản, làm cơ sở để giải quyết toàn bộ nội dung của vụ án được tiến hành tại phiên tòa sơ thẩm. Ở giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu của Thư ký Tòa án là chuẩn bị các công việc cần thiết cho việc mở phiên tòa, thực hiện các công việc chuẩn bị khai mạc phiên tòa, ghi biên bản phiên tòa, tiến hành một số công việc sau phiên tòa như phát hành bản án, quyết định của Tòa án, thông báo sửa chữa, bổ sung bản án,... Mặc dù pháp luật tố tụng dân sự quy định về các vấn đề này khá chặt chẽ, tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng vẫn còn một vài hạn chế cần được tháo gỡ nhằm giúp cho hoạt động tố tụng của Thư ký Tòa án trong giai đoạn này được thuận lợi, hiệu quả.

Có thể nói nhiệm vụ quan trọng nhất của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa sơ thẩm là ghi biên bản phiên tòa. Biên bản phiên tòa là văn bản tố tụng thể hiện đầy đủ, khách quan, trung thực toàn bộ diễn biến phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa, là tài liệu quan trọng giúp cho Tòa án cấp trên xem xét trong xét xử theo trình tự phúc thẩm hoặc giám đốc đối với việc xét xử của Tòa án cấp dưới. Việc ghi biên bản phiên tòa do Thư ký Tòa án thực hiện bằng cách viết tay hoặc đánh máy. Thư ký Tòa án là người tiến hành tố tụng được pháp luật quy định có trách nhiệm ghi biên bản phiên tòa, ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 211 BLTTDS và việc ghi biên bản phiên tòa phải đảm bảo tính khách quan, chính xác mới đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Với tính chất quan trọng của biên bản phiên tòa nên việc đảm bảo tính chính xác, tính trung thật trong nội dung biên bản phiên tòa cần phải được quan tâm.

Nếu trường hợp Thư ký Tòa án không trung thực, không công tâm trong quá trình ghi biên bản phiên tòa, làm sai lệch nội dung trong biên bản phiên tòa, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Trường hợp này thì chủ tọa phiên tòa chịu trách nhiệm hay Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm, hay một cá nhân nào khác phải chịu trách nhiệm? Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 211 BLTTDS về biên bản phiên tòa thì chỉ quy định việc ghi biên bản phiên tòa phải ghi nội dung nào,... nhưng không quy định trách nhiệm pháp lý cụ thể

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

đối với cá nhân nào nếu trường hợp sai phạm trong việc ghi biên bản phiên tòa, đã làm giảm đi tính khách quan, chính xác trong biên bản phiên tòa. Rõ ràng pháp luật tố tụng dân sự vẫn chưa đề cập đến vấn đề này, vẫn chưa xác định trách nhiệm thuộc về ai nếu trường hợp có sai phạm xảy ra về việc ghi biên bản phiên tòa. Việc quy định trách nhiệm thuộc về cá nhân nào đối với trường hợp biên bản phiên tòa không phản ánh đúng diễn biến phiên tòa, không trung thực, không khách quan sẽ bảo đảm cho việc ghi biên bản phiên tòa được chính xác, khách quan hơn cũng như đảm bảo chất lượng, giá trị pháp lý của biên bản phiên tòa.

Một bất cập nữa tồn tại ở khoản 4 Điều 211 BLTTDS đó là việc “Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận”. Đây là một quy định rất khó thực hiện trong thực tế, vì hầu như tại các phiên tòa sơ thẩm cho thấy rằng, không phải lúc nào Thư ký Tòa án cũng có thể theo kịp diễn biến của phiên tòa, nhất là trong giai đoạn xét hỏi, giai đoạn tranh luận, trong việc ghi nhận thái độ của đương sự, của người tham gia tố tụng tại phiên tòa. Tại phiên tòa, HĐXX đặt ra rất nhiều câu hỏi đối với các đương sự trong vụ án như xét hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,... nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, đồng thời cho các bên tranh luận, đối đáp, hoặc khi qua phần tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì HĐXX có thể quay trở lại việc hỏi, sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận. Cho nên việc ghi nhận lại toàn bộ diễn biến của phiên tòa gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo hoàn thành ngay tại phiên tòa mà Thư ký Tòa án thường ghi lại biên bản phiên tòa sau khi kết thúc việc xét xử.

Việc “Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa,....ký xác nhận” là việc khó thực hiện trong thực tế. Nếu như các đương sự, Kiểm sát viên yêu cầu được xem biên bản phiên tòa ngay tại chỗ thì Hội đồng xét xử sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau để từ chối yêu cầu này, dẫn đến nhiều trường hợp Viện kiểm sát kiến nghị, đương sự khiếu nại về vấn đề này làm vấn đề trả lời kiến nghị, giải quyết khiếu nại khó khăn hơn. Cho nên quy định như ở khoản 4 Điều 211 BLTTDS có tính khả thi không cao, cần quy định lại để phù hợp với thực tiễn xét xử.

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 70)