Thực trạng về thủ tục nhận đơn khởi kiện

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 57)

5. Bố cục của đề tài

3.1.1.1 Thực trạng về thủ tục nhận đơn khởi kiện

Khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án có trách nhiệm nhận đơn và xem xét đơn khởi kiện. Sau khi xem xét đơn khởi kiện, trong thời gian luật định thì Tòa án phải trả lời cho người khởi kiện biết về kết quả của việc xem xét đơn khởi kiện đó. Tuy nhiên, một vướng mắc gặp phải đó là việc trả lời cho người khởi kiện biết về kết quả xem xét đơn khởi kiện bằng việc ra “thông báo” hay là bằng việc ra "quyết định" khi mà pháp luật tố tụng dân sự quy định chưa rõ ràng về vấn đề này. Theo quy định tại Điều 167 BLTTDS thì “Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây: tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

quyết của mình; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”.

Như vậy, căn cứ vào quy định này ta thấy trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải ra quyết định tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền hoặc ra quyết định chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác hoặc trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Do quy định như trên nên có nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau, có Tòa án thì ra

“quyết định” trong các trường hợp trên, nhưng cũng có Tòa án thì chỉ ra “thông báo”. Cách thức ra “thông báo” của Tòa án trong các trường hợp trên đang được áp dụng trong thực tiễn. Một dẫn chứng cụ thể cho trường hợp này là ngày 8/4/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp nhận được đơn khởi kiện về việc xin ly hôn giữa bà Huỳnh Thị Kim Loan, sinh năm 1978; Địa chỉ: 13/B, ấp Hoà An, xã Hoà Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp xin ly hôn với ông Lai Hui Chinh, quốc tịch Hàn Quốc. Sau khi xem xét đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo của bà Huỳnh Thị Kim Loan yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp giải quyết cho bà ly hôn với ông Lai Hui Chinh, quốc tịch Hàn Quốc, Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Tháp xét thấy vụ án theo đơn khởi kiện của bà Huỳnh Thị Kim Loan thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp và người khởi kiện thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật nên Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ra “Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí” số 55/2013/TB-TA ngày 12/4/2103 gửi cho bà Huỳnh Thị Kim Loan nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định pháp luật.

Qua dẫn chứng thực tế trên cho ta thấy, khi nhận được đơn khởi kiện và trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án không ra

“quyết định” mà chỉ ra “thông báo” như “Thông báo chuyển đơn khởi kiện” hoặc

“Thông báo trả lại đơn khởi kiện” hoặc “Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí” hoặc

“Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện”. Như vậy, thực tế Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉ ra “thông báo” chứ không phải ra “quyết định” như cụm từ "quyết định" trong quy định tại điều 167 BLTTDS. Qua vấn đề trình bày ở trên cho thấy quy định tại Điều 167 BLTTDS vẫn còn bất cập, cần sớm được sửa đổi để việc hiểu và áp dụng pháp luật tố tụng dân sự của Thư ký Tòa án ở giai đoạn này được chính xác.

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 57)