Giải pháp hoàn thiện pháp luật về biên bản phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 71)

5. Bố cục của đề tài

3.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về biên bản phiên tòa

- Theo tôi, cần bổ sung vào khoản 3 Điều 211 BLTTDS theo hướng sau: “Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó. Thƣ ký ghi biên bản phiên tòa phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của biên bản phiên tòa”.

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Biên bản phiên tòa phản ánh mọi hoạt động tại phiên tòa, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Việc ghi nhận lại trung thực, khách quan diễn biến phiên tòa vào nội dung biên bản phiên tòa phải được đảm bảo và người có trách nhiệm thực hiện công việc đó là Thư ký Tòa án. Với việc quy định trách nhiệm pháp lý đối với Thư ký Tòa án về tính chính xác, tính trung thực của biên bản phiên tòa sẽ đảm bảo được nội dung trên. Hơn nữa, với quy định này sẽ có tác động tích cực rất lớn đối với việc nâng cao trách nhiệm của Thư ký Tòa án đối với việc ghi biên bản phiên tòa, từ đó nâng cao chất lượng biên bản phiên tòa.

- Khoản 4 Điều 211 BLTTDS nên được quy định lại theo hướng sau: “Sau ba ngày làm việc kể từ khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận”.

Tại phiên tòa, Thư ký Tòa án không thể theo kịp hết diễn biến tại phiên tòa, mà thường sau khi kết thúc phiên tòa Thư ký Tòa án mới ghi chép lại, bổ sung vào biên bản phiên tòa những nội dung không theo kịp tại phiên tòa. Hơn nữa, Thư ký Tòa án có rất nhiều công việc sau khi kết thúc phiên tòa nên phải dành cho Thư ký Tòa án một khoảng thời gian để hoàn chỉnh biên bản phiên tòa là một điều hợp lý. Thời gian ba ngày làm việc là khoảng thời gian hợp lý để Thư ký Tòa án có thể ghi vào biên bản phiên tòa đầy đủ những nội dung diễn biến tại phiên tòa. Đây cũng là khoảng thời gian mà Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng vẫn còn nắm bắt được những tình tiết đã diễn ra tại phiên tòa để có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa, từ đó nâng cao tính khả thi của điều luật.

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

KẾT LUẬN

Trong nội dung kết luận này, người viết nêu khái quát lại các vấn đề đạt được, những vấn đề chưa đạt được, những đề xuất và những đóng góp chính yếu của đề tài vào nền khoa học pháp lý.

Trong quá trình nghiên cứu nội dung đề tài “Vai trò của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự”, người viết đã tìm hiểu về mặt lý luận cũng như quy định của pháp luật tố tụng dân sự về Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và đã đạt được những kết quả nhất định. Thông qua đề tài nghiên cứu, người viết hiểu sâu hơn về Thư ký Tòa án, hiểu được các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về Thư ký Tòa án, cũng như những nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Người viết tìm hiểu cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo từng giai đoạn như giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án, giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử, giai đoạn xét xử tại phiên tòa, và Thư ký Tòa án tham gia hầu hết vào các giai đoạn tố tụng này, từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói riêng và trong hoạt động xét xử của Tòa án nói chung. Bên cạnh những vấn đề đạt được, người viết nhận thấy trong quá nghiên cứu đề tài cũng còn nhiều vấn đề mà người viết chưa đi sâu hoặc chưa đề cập tới như: vấn đề về vai trò của Thư ký Tòa án trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, vấn đề về thu thập chứng cứ,... vì đây là những nội dung tương đối mới, khó với người viết và cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu nên các nội dung trên chưa được đi sâu tìm hiểu.

Đồng thời qua quá trình nghiên cứu cũng nhận thấy được các quy định của pháp luật tố tụng dân sự đã quy định một cách đầy đủ, cụ thể, khoa học về những nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, tuy nhiên một số quy định của pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến việc áp dụng pháp luật của Thư ký Tòa án trong thực tiễn gặp khó khăn. Để tạo điều kiện thuận lợi, cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Thư ký Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, người viết đã nêu một số đề xuất:

- Bổ sung vào Điều 167 BLTTDS như sau: “Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

- Bổ sung vào điểm d khoản 1 Điều 168 BLTTDS theo hướng liệt kê các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện để việc áp dụng pháp luật được thuận lợi hơn. Chẳng hạn, việc bổ sung vào điểm d khoản 1 Điều 168 BLTTDS được thực hiện như sau “d) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện; Các trƣờng hợp cụ thể: ngƣời vợ đang mang thai hoặc nuôi con dƣới mƣời hai tháng tuổi thì ngƣời chồng không đƣợc xin ly hôn, tranh chấp về quyền sử dụng đất phải đƣợc hòa giải cơ sở trƣớc rồi mới đƣợc khởi kiện tại Tòa án,...”.

- Bổ sung vào khoản 1 Điều 174 BLTTDS như sau: "Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Việc giao và nhận thông báo về việc thụ lý vụ án đƣợc thực hiện trong thời hạn trên”.

- Bổ sung Điều 183 BLTTDS theo hướng “Trước khi tiến hành phiên hòa giải ba ngày, Tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải. Việc giao và nhận thông báo về phiên hòa giải đƣợc thực hiện trong thời hạn trên”.

- Bổ sung vào khoản 2 Điều 186 BLTTDS như sau: “Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.

Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải phải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải. Biên bản hòa giải phải đƣợc đọc lại hoặc để đƣơng sự tự đọc lại

Khoản 1 Điều 193 BLTTDS nên sửa lại theo hướng bỏ điểm c, cụ thể khoản 1 Điều 193 BLTTDS được sửa lại như sau “Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168, các điểm e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.

- Bổ sung vào khoản 3 Điều 211 BLTTDS theo hướng sau: “Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó. Thƣ ký ghi biên bản phiên tòa phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của biên bản phiên tòa”.

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

- Khoản 4 Điều 211 BLTTDS nên được quy định lại theo hướng sau: “Sau ba ngày làm việc kể từ khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận”.

Thông qua nội dung nghiên cứu đề tài, người viết hy vọng đem đến cho người đọc những kiến thức bổ ích về vai trò của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, đem đến một một cách hiểu, cách nhìn chính xác về vai trò của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, đánh giá đúng vai trò quan trọng của Thư ký Tòa án để từ đó đề ra những biện pháp, những quy định phù hợp, hiệu quả nhằm phát huy vai trò tích cực của Thư ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói riêng và trong hoạt động xét xử của Tòa án nói chung.

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011. 2. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.

3. Luật cán bộ, công chức năm 2008.

4. Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định về "Chứng minh và chứng cứ" của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

5. Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Danh mục sách, báo, tạp chí

1. TS. Nguyễn Văn Cường, Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự - những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Tòa án nhân dân số 2, kỳ II tháng 1-2010.

2. Nguyễn Ngọc Điệp và Hồ Thị Nệ, Những điều cần biết về luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, 2001.

3. Lê Thu Hà, Bình luận khoa học Một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Tư pháp, 2006.

4. Lê Thu Hà, Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, 2003

5. PGS. TS Hà Thị Mai Hiên – TS. Trần Văn Biên (đồng chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự (đã sửa đổi, bổ sung năm 2011), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2012.

6. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

7. Học viện Tư pháp, Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013.

8. Trương Thanh Hùng, Giáo trình luật tố tụng dân sự năm 2008 (cập nhật, bổ sung năm 2012), khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ.

9. Duy Kiên, Những vấn đề cơ bản về thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16, kỳ II tháng 8-2012.

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

10. Tưởng Duy Lượng, Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, Nxb chính trị quốc gia, 2009.

11. Tưởng Duy Lượng, Những vấn đề cơ bản về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 07, kỳ I tháng 4-2012.

12. Phan Hữu Thư, Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, 2004.

13. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005.

14. Võ Huy Triết, Một số vấn đề cần quan tâm xem xét khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số 22, kỳ II, tháng 11-2010.

15. Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà nội, 1999. 16. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2002.

Danh mục các trang thông tin điện tử

1. Tòa án nhân dân tối cao, Chuyên đề 3-Vị trí, vai trò của Thư ký Tòa án, Từ Văn

Nhũ,http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cate

id=1751909&item_id=20395730&article_details=1, [truy cập ngày 18/8/2014]. 2. Tòa án nhân dân tối cao, Sổ tay Thư ký Tòa án,

https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact= 8&ved=0CBsQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.toaan.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fport al%2Fsttk&ei=zS9QVNnBIM-B8gX8xYGQDQ&usg=AFQjCNF-

IRzJFs_HTeJFT9bFRwet5u993g, [truy cập ngày 18/8/2014].

3.Thông tin pháp luật dân sự Civil Law Network, bàn về vướng mắc của Bộ luật tố tụng dân sự, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com [truy cập ngày 25/9/2014].

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)