5. Bố cục của đề tài
3.2.1.1 Thực trạng về thông báo phiên hòa giải
Trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa án (Thư ký Tòa án) phải thông báo cho các đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung hòa giải. Việc thông báo này có ý nghĩa quan trọng để các đương sự chuẩn bị trước các phương án mà họ có thể đưa ra để thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hoặc họ có thể tham khảo ý kiến của những người am hiểu về pháp luật để giúp cho việc thương lượng giữa các đương sự được thuận lợi. Với ý nghĩa quan trọng như vậy “thông báo về phiên hòa giải” phải được thông báo cho các đương sự đúng thời gian quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự có thể tham gia phiên hòa giải, để họ thể hiện ý chí tự nguyện, thỏa thuận của mình về việc giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, trong thực tế các quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trên, pháp luật quy định vẫn chưa rõ ràng, cụ thể. Theo quy định tại Điều 183 BLTTDS thì “Trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải”. Điều luật trên chỉ quy định “trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự...” nhưng không quy định cụ thể thời gian thực hiện việc thông báo này, việc quy định thời điểm thông báo phiên hòa giải như trên còn chung chung, chưa cụ thể, dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau. Quy định như trên làm cho việc soạn thảo, phát hành thông báo về phiên hòa giải của Thư ký Tòa án gặp khó khăn và nhất là không đảm bảo cho đương sự nhận được thông báo về phiên hòa giải đúng thời gian để họ có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của
Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
mình. Thời điểm “trước khi tiến hành phiên hòa giải” là khi nào, trước khi tiến hành phiên hòa giải bao lâu, vẫn còn là một điều bỏ ngõ dẫn đến sự tùy tiện. Mỗi Tòa án hiểu và áp dụng không giống nhau làm cho việc áp dụng pháp luật không thống nhất, có thể làm ảnh hưởng đến phiên hòa giải, không đảm bảo được nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự, không đảm bảo được điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Hơn nữa, với quy định trên làm cho Thư ký Tòa án chủ quan trong việc thông báo cho đương sự biết về phiên hòa giải, vì không có quy định thời gian cụ thể khi nào thì thông báo cho đương sự biết về phiên hòa giải, nên có nhiều trường hợp Thư ký Tòa án cứ đợi gần đến ngày hòa giải, hoặc còn một ngày nữa là đến ngày tổ chức hòa giải thì mới thông báo cho đương sự biết về phiên hòa giải. Ví dụ, có Tòa án thông báo phiên hòa giải trước khi tiến hành hòa giải ba ngày, nhưng cũng có Tòa án thông báo phiên hòa giải trước khi tiến hành hòa giải một ngày, thậm chí có Tòa án thông báo phiên hòa giải vào buổi sáng đến buổi chiều tiến hành hòa giải,... Do Điều 183 BLTTDS chỉ quy định việc thông báo về phiên hòa giải thực hiện trước phiên hòa giải thôi, mà không quy định trước khi tiến hành hòa giải bao nhiêu ngày, nên việc thông báo về phiên hòa giải của các Tòa án trên là phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc thông báo như vậy sẽ không khả thi vì có những vụ án đương sự ở xa cơ quan Tòa án, điều kiện đi lại khó khăn, đương sự đi làm ăn xa,...nên sự có mặt của họ trong phiên hòa giải không được đảm bảo, không thể hiện được ý chí của họ về việc giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến phiên hòa giải. Theo tôi, cần phải quy định cụ thể hơn thời gian Tòa án thực hiện việc thông báo về phiên hòa giải để đảm bảo sự có mặt của đương sự, để thể hiện được ý chí của họ về việc giải quyết vụ án và đảm bảo được chất lượng phiên hòa giải.