5. Bố cục của đề tài
3.2.2.1 Thực trạng quy định pháp luật về biên bản hòa giải
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Thư ký Tòa án có trách nhiệm ghi biên bản phiên hòa giải khi Tòa án tiến hành hòa giải vụ án dân sự. Biên bản hòa giải là văn bản tố tụng làm cơ sở pháp lý cho Tòa án ra các quyết định tố tụng tiếp theo. Biên bản hòa giải ghi lại toàn bộ diễn biến phiên hòa giải, thể ý chí các đương sự tại phiên hòa giải về việc giải quyết vụ án. Trong quá trình hòa giải, ý chí thật của đương sự về việc giải quyết vụ án thể hiện tại phiên hòa giải phải được Thư ký Tòa án ghi chép lại trong biên bản hòa giải và phải được đọc lại hoặc để đương sự tự đọc lại nội dung biên bản hòa giải. Việc này thể hiện tính khách quan và công khai của biên bản hòa giải và phải được pháp luật thừa nhận.
Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định vấn đề này trong biên bản hòa giải để tạo cơ sở cho tính khách quan, công khai được thực thi, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Cụ thể tại khoản 2 Điều 186 BLTTDS quy định: “Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải phải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải”.
Như vậy trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự về biên bản hòa giải không quy định việc đọc lại biên bản hòa giải cho các đương sự nghe hoặc để các đương sự tự đọc lại. Việc này không đảm bảo tính khách quan, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì nếu Thư ký Tòa án hoặc Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải không công tâm, không khách quan khi tổ chức tiến hành hòa giải, hoặc ghi sai lệch ý chí thật sự của đương sự về việc giải quyết vụ án thì biên bản hòa giải đó không đảm bảo khách quan, cũng như quyền và lợi ích của đương sự. Cho nên việc ghi nhận quyền được nghe đọc lại hoặc tự đọc lại biên bản hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự là điều hết sức chính đáng.