Ghi biên bản phiên tòa

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 53)

5. Bố cục của đề tài

2.3.2.2 Ghi biên bản phiên tòa

Biên bản phiên tòa là văn bản tố tụng thể hiện đầy đủ, khách quan toàn bộ diễn biến phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Biên bản phiên tòa phản ánh mọi diễn biến của phiên tòa và việc ghi biên bản phiên tòa do Thư ký Tòa án thực hiện. Biên bản phiên tòa phải được ghi đầy đủ theo quy định tại Điều 211 BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Thư ký phiên tòa phải ghi đầy đủ những nội dung, diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Đồng thời với việc ghi biên bản phiên tòa, Thư ký Tòa án có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa theo yêu cầu của HĐXX. Thư ký phải ghi đầy đủ những câu hỏi và những câu trả lời theo đúng trình tự diễn biến tại phiên tòa. Phải ghi chép đầy đủ, tóm tắt các ý kiến phát biểu khi tranh luận và khi đối đáp. Khi ghi biên bản, Thư ký phải tập trung và phải biết kết hợp giữa nghe, viết và quan sát. Phải rèn kỹ năng nghe và ghi tốc ký, không được ghi tắt, ký hiệu. Trước khi trình Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại và ký tên vào biên bản phiên tòa, Thư ký phải tự mình kiểm tra lại biên bản phiên tòa để sửa chữa lại những điểm chưa chính xác trong biên bản phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại biên bản phiên tòa và cùng Thư ký phiên tòa ký tên vào biên bản đó. Thư ký cũng lưu ý không được tự mình sửa đổi vào biên bản phiên tòa trong trường hợp, sau khi Chủ tọa phiên tòa đã kiểm tra lại và ký vào biên bản phiên tòa, Thư ký mới phát hiện những điểm không chính xác trong biên

Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

bản phiên tòa cần sửa đổi, trường hợp này Thư ký báo cáo với Chủ tọa phiên tòa để xem xét việc sửa đổi.

Trường hợp, Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng yêu cầu được xem biên bản phiên tòa, thì Thư ký thực hiện việc cho xem biên bản phiên tòa theo phân công của Chủ tọa phiên tòa. Nếu họ có yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của họ. Thư ký không được tẩy xóa, sửa chữa trục tiếp vào những vấn đề đã ghi mà ghi những sửa đổi, bổ sung tiếp vào biên bản phiên tòa và ghi tư cách tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng và họ tên của người có sửa đổi, bổ sung đó.

Tuy nhiên, trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự về biên bản phiên tòa vẫn chưa quy định trách nhiệm pháp lý thuộc về người nào nếu tính chính xác, tính trung thực của biên bản phiên tòa không được đảm bảo và vấn đề về thời gian để Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa là thời gian hợp lý chưa? Vấn đề này cần được nghiên cứu và trao đổi thêm.

Một phần của tài liệu vai trõ của thư ký tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)