5. Bố cục của đề tài
2.2.4 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự nói chung, đương sự có quyền yêu cầu Toà án nơi đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp gọi là
“biện pháp khẩn cấp tạm thời” theo trình tự, thủ tục quy định tại BLTTDS để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của mình, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh việc có thể gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, nguyên đơn có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện.
Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp được quy định tại Điều 119 BLTTDS hiện hành. Như vậy, khi đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 102 BLTTDS thì theo sự phân công của Thẩm phán, Thư ký giúp Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và đề xuất hướng xử lý đơn với Thẩm phán.
Trong quá trình xem xét đơn Thư ký cần xem xét kỹ các vấn đề sau, người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT là đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự
Vai trò của Thƣ ký Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; người có quyền phải có đơn yêu cầu về việc áp dụng BPKCTT, đơn yêu cầu phải có nội dung chính được quy định tại Điều 117 BLTTDS. Người có quyền yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT được quy định tại Điều 102 BLTTDS. Nhưng không phải trong mọi trường hợp, người có quyền có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT được quy định tại Điều 102 BLTTDS là Tòa án phải áp dụng, mà Tòa án chỉ áp dụng BPKCTT khi có một trong các trường hợp sau đây, để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Toà án giải quyết và cần phải được giải quyết ngay, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm... của đương sự; để bảo vệ chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau này khó có thể thu thập được; để bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng hiện có liên quan đến vụ án đang được Toà án giải quyết; để bảo đảm việc thi hành án tức là làm cho chắc chắn các điều kiện để khi bản án, quyết định của Toà án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án.
Trước khi vụ án được thụ lý, chỉ khi có đầy đủ các điều kiện sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì cá nhân, cơ quan, tổ chức mới có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 102 của BLTTDS: do tình thế khẩn cấp, tức là cần phải được giải quyết ngay, không chậm trễ; cần phải bảo vệ ngay bằng chứng trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu huỷ, có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau này khó có thể thu thập được; ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (có thể là hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất).