Chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động xuất

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm cho công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu trang khanh (Trang 94)

khẩu tôm đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp nước ta nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ Nông nghiệp sang Công nghiệp để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, có vai trò quan trọng thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất, giúp Việt Nam khai thác triệt để lợi thế của mình, đồng thời nó cũng là nhân tố quyết định sự tăng trưởng phát triển kinh tế.

Lợi thế của Ngành công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang có uy tín cao trên thế giới về chất lượng với hệ thống các nhà máy được trang bị hiện

83

đại, quản lý tốt và đặc biệt có lợi thế về lao động tay nghề cao và hiện đang có khách hàng với nhu cầu ngày càng tăng tại trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đủ năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực. Do vậy, để khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản và đã đem lại hiệu quả đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Nhà nước đã có các chính sách kịp thời khuyến khích việc nhập khẩu nguyên liệu phục vụ việc chế biến thủy sản xuất khẩu như giảm thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu thủy sản đến mức 0%, ân hạn nộp thuế 275 ngày khi nhập để gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư nước ngoài,... để phát huy thế mạnh của ngành CBTS xuất khẩu nhằm tạo thêm việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (tăng 10-20%/năm) và trực tiếp góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, rút ngắn khoảng cách nhập siêu. Trong đó, chính sách ân hạn thuế 275 ngày qui định tại Điều 42 – Luật Quản lý thuế hiện hành đã tác động tích cực, rõ rệt đến xã hội và bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và hội nhập, đã thúc đẩy sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Nhờ có chính sách này, doanh nghiệp không phải vay tiền với lãi suất cao để nộp thuế, có đủ thời gian để sản xuất và xuất khẩu trước thời hạn qui định, giảm được chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh. Mặt khác, còn khuyến khích nhiều doanh nghiệp mạnh dạn nhập khẩu nguyên liệu để chủ động sản xuất và ký kết hợp đồng với khách hàng do không phải lo vay tiền đóng thuế với mức lãi suất cao, làm tăng chi phí.

Ngoài ra, để hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu trong nước nói chung cũng như xuất khẩu thủy sản nói riêng, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định quan trọng, có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, có thể kể đến như:

 Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

 Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển NTTS đến năm 2020.

 Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

 Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng về việc phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

84

 Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

 Quyết định số 1445/QĐ-TTg, ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tôm cho công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu trang khanh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)